Bài tham luận về đề án BD hiệutrưởngtrườngPT(Đềán Việt-Sing)

Thứ năm - 09/02/2012 08:39

7003331.jpg

7003331.jpg
Bài tham luận về đề án BD hiệutrưởngtrườngPT(Đềán Việt-Sing)

 dsc01270_500

BÀI THAM LUẬN

CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS LONG HOÀ

TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

(CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE)

 SỞ GD-ĐT BÌNH DƯƠNG

      Đợt tập huấn, bồi dưỡng Hiệu trường các chuyên đề về đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông và tham quan thực tế  tại Singapore của ngành GDĐT tỉnh Bình Dương, từ 2009 đến nay đã gần 3 năm. Song song đó, trong 3 năm học liền kề 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 thì đổi mới công tác quản lý GD cũng là một nội dung của chủ đề cho mỗi năm học. Trước yêu cầu đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường, các hiệu trưởng chúng ta phải đổi mới cách suy nghĩ và hành động, phát huy những giá trị nhà trường, nhằm đào tạo các em học sinh trở thành những người công dân tử tế, có năng lực thực hiện đổi mới, phát triển đất nước Việt Nam thành một quốc gia hùng cường trong thế kỷ 21.

Kể từ lúc khởi sự cho đến ngày Tổng kết hôm nay, mỗi trường học áp dụng, thực hiện đề án tại đơn vị và đã có những kết quả đặc sắc, những khó khăn khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Việc đổi mới lãnh đạo và quản lý không chỉ riêng đối với người đứng đầu, mà còn lan toả xuống các chủ thể quản lý khác trong nhà trường, để cùng hội nhập vào môi trường làm việc có  nhiều thay đổi. Bản thân tôi đã có dịp đến tham quan, học hỏi, hoặc biết được qua các phương tiện thông tin về những thành quả sáng giá, những kinh nghiệm quý báu của nhiều trường. Trong Hội nghị hôm nay, tôi chỉ có thể tham gia luận bàn hạn hẹp, tản mạn ở một số khía cạnh của chủ đề hội nghị. Những vấn đề còn lại, xin được tiếp thu từ các ý kiến chỉ đạo của cấp trên và lắng nghe nghị luận của các bạn đồng sự. 

1. Trước tiên, các chuyên đề của đề án đã giúp cho người hiệu trưởng hiểu rạch ròi, phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý; thế nào là lãnh đạo và quản lý sự thay đổi một cách khái quát như sau:-Lãnh đạo là làm việc đúng, quản lý là làm đúng việc. -Lãnh đạo mở ra con đường để đi đến đích, quản lý đi đến đích bằng con đường đã định sẵn. -Lãnh đạo quam tâm tất cả các yếu tố tác động trong thực hiện công việc của một nhóm người; quản lý quan tâm đến hiệu suất làm việc, hiệu quả công việc.-Thay đổi là thuộc tính mỗi của sự vật hiện tượng, là trạng thái tự nhiên tiếp diễn. Chúng ta cần lãnh đạo, quản lý sự thay đổi theo hướng tích cực, hướng tiếp cận mục tiêu mà chúng ta mong muốn. Trong phạm vi nhà trường phổ thông thì  lãnh đạo, quản lý sự thay đổi nhà trường cuối cùng, có thể nói, không ngoài mục tiêu đào tạo con người kế tục, thực hiện sự thay đổi xã hội trong tương lai. ...

2. Trước đây, hiệu trưởng quản lý nhà trường bám sát theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng khá mờ nhạt. Quả tình, trong mỗi chúng ta có phần trông chờ vào phương hướng nhiệm vụ của cấp trên giao xuống và bị động bởi cơ chế tập trung. Viễn cảnh của nhà trường tương lai nếu có cũng chỉ là ý tưởng, mong muốn của một số cá nhân, việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh chưa được đặt ra cho mỗi trường học. Mỗi đơn vị trường học cứ ra sức hoàn thành cho tốt nhiệm vụ được giao hàng năm, là góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành; cứ như mọi nhánh sông con đều chảy xuôi chiều, rồi sẽ ra sông lớn, biển lớn.  

Để thích ứng sự thay đổi lớn của môi trường và tạo điều kiện phát triển về chất, phát triển tư duy chiến lược cho mỗi nhà trường, đề án bồi dưỡng hiệu trưởng được triển khai cùng thời điểm với Dự thảo Chiến lược phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định tầm nhìn: "Xây dựng một nền GD hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế".

Riêng giáo dục-đào tạo Bình Dương đã đề ra quan điểm phát triển giai đoạn 2010-2020: "Nâng chất lượng giáo dục- đào tạo lên mức khá so với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai tạo thành trung tâm Giáo dục-Đào tạo lớn của Việt Nam vào năm 2020..."  

Xuất phát từ tầm nhìn của cả nước, của tỉnh nhà về giáo dục, dựa vào kỹ năng được tập huấn của đề án, chúng tôi xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh của đơn vị mình trên cơ sở điều kiện, nhiệm vụ và bối cảnh của địa phương. Kế hoạch chiến lược phát triển của trưòng bảo đảm khả thi, xứng đáng với tầm vóc của trường, và được chia sẻ rộng rãi trong  tập thể  toàn đơn vị. Chiến lược phát triển nhà trường đã góp phần phát huy được tính tự chủ, sáng tạo, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đơn vị thăng tiến vững bền.  

Mặt khác, chiến lược phát triển nhà trường là tiêu chuẩn đầu tiên trong 7 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Chúng tôi đã điều chỉnh  một số nội dung của kế hoạch chiến lược của đơn vị để trình lên Phòng GDĐT  thẩm định, phê duyệt kế hoạch, chuẩn bị cho việc đăng ký kiểm định chất lượng nhà trường vào tháng 2/2012.

 3. Văn hoá trường học không phải là khái niệm hoàn toàn mới. Văn hoá trường học cùng với văn hoá dân tộc đã hình thành từ lâu đời, từ nhà trường sơ khai, cho đến nhà trường đương đại. Qua các thời kỳ, văn hoá trường học luôn được chú trọng và cải thiện liên tục, không có sự ngừng nghỉ. Mỗi trường học chúng ta đều thừa hưởng di sản văn hoá của lớp người trước để lại. Nghi thức, nội quy, cảnh quan trường sở,...là những biểu hiện bên ngoài của văn hoá trường học. Thực thể bên trong của văn hoá trường học là chuẩn mực bất thành văn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tương tác của mọi thành viên. Đó là cảm xúc lành mạnh của mỗi người khi tản bộ trong trường học, những điều mà mỗi người cần làm cho hợp lẽ, những việc tốt đẹp mà mỗi người sẽ làm cho trường.

Chúng ta nhìn nhận một thực tế là: văn hoá trường học thường là vấn đề quan tâm đầu tiên của một người hiệu trưởng và bị chi phối mạnh mẽ bởi văn hoá cá nhân của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người thường xuyên kiểm sát, điều chỉnh và tôn tạo nền nếp văn hoá. Ở đây, tôi không nêu lại cụ thể các việc mà chúng tôi đã làm, vì các bạn đồng sự đã làm ở trường của các bạn và vì mỗi trường, mỗi khác. Tôi chỉ xin nêu sơ nét về diện mạo văn hoá của nhà trường chúng tôi:

-Về trang trí trường lớp, nhà trường thiết kế bảng công khai tầm nhìn, sứ mệnh, bảng công khai lý lịch, trình độ đội ngũ của trường, lắp đặt tại vị trí trang trọng.  Các khẩu hiệu biểu ngữ được chọn lọc, có nội dung giáo dục sâu sắc. Khẩu hiệu, danh ngôn nhằm vào ý thức học tập, hướng thiện, không nhằm để trang trí cho đẹp, cho có.

-Các lễ hội chúng tôi chú trọng nhiều hơn đến hai đối tượng  nhà giáo và học sinh của trường. Tất cả các báo cáo của hiệu trưởng tại các cuộc lễ hội của trường là những bài diễn văn với văn phong phù hợp với đông đảo cử toạ là học sinh và giáo viên.

-Tăng số lần khen thưởng học sinh định kỳ lên 4 lần /năm học kết hợp với ghi tên lên Bảng danh dự. Khen thưởng thêm danh hiệu "Học sinh tích cực" là những học sinh chưa đạt "Học sinh tiên tiến", mà đã có tiến bộ trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm được cả lớp bầu chọn với số lượng tuỳ theo kết quả thi đua của lớp trong đợt. 

-Với nhận thức về vao trò của hiệu trưởng là nhà lãnh đạo, nhà quản lý và cũng là nhà giáo, thì hiệu trưởng phải nêu gương về tư cách và tự học, phải là người có phong cách làm việc siêng năng, sáng tạo. Ban giám hiệu chúng tôi luôn đặt niềm tin, sự tôn trọng con người trong đào tạo con người và thể hiện điều này trong lãnh đạo, điều hành công việc hàng ngày một cách nhất quán, cụ thể và thành thực. Luôn cố gắng thực hiện trọn vẹn lời hứa, lời tuyên bố của mình. Khi gặp phải vấn đề có liên quan đến giáo viên chúng tôi thường trao đổi, lấy ý kiến của giáo viên để tìm sự công bằng, minh bạch, hợp lý. Nhờ đó, tập thể nhà giáo đoàn kết tốt. Trong nhiều năm qua, không xảy ra xung đột, thắc mắc, khiếu kiện.

-Tạo bầu không khí cở mở, thân thiện; thêm lời khuyên, cần sự giải thích thay cho các điều cấm kỵ. Hầu như tất cả học sinh đều cảm thấy thoả mái, thích đến trường, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, lao động chỉnh trang trường sở, tham gia sáng tác, viết bài cho diễn đàn của lớp, của trường.

- Chăm lo, dành mọi ưu tiên cho học sinh bằng việc làm thiết thực hàng ngày tại trường. Đáng quan tâm là việc cải thiện điều kiện, khắc phục kip thời các sự cố, duy trì tiện nghi trong học tập, sinh hoạt cho các em. Các em học sinh THCS cảm nhận được ngay những cố gắng không ngừng, sự chăm lo tận tình của thầy cô, của nhà trường và có thái độ tích cực trong bảo quản trường lớp. Ý thức cùng nhau giữ cho trường luôn sạch đẹp đã hình thành  trong mỗi học sinh khá rõ; tình trạng học sinh phá phách, bôi bẩn trường lớp được hạn chể đến mức hiếm xảy ra. Một minh chứng rất ấn tượng là bàn ghế học sinh sau 3 năm sử dụng vẫn còn như mới.

4. Đổi mới hoạt động dạy học là nội dung quan trọng của đổi mới lãnh đạo, quản lý giáo dục toàn diện học sinh. Chúng tôi đã triển khai mạnh mẽ  và nhiều năm việc đổi mới phương pháp day học; tập trung mọi nguồn lực cho nâng cao chất lượng giáo dục như tổ chức dạy học 2 buổi với biên chế lớp phân hoá trình độ HS, sớm dạy học nâng cao, bồi dưỡng HS giỏi ngay từ lớp dưới, ngay từ đầu năm học. Kết quả chất lượng đại trà có nâng lên rõ rệt qua từng năm, đạt tiêu chuẩn chất lượng trường chuẩn 59% HS khá giỏi, dưới 5% HS yếu kém, 99% HS có hạnh kiểm khá tốt. Kết quả chất lượng khả quan mà nhà trường đạt được thật sự có ý nghĩa, bước đầu đã tạo được lòng tin nơi phụ huynh. Nhưng, kết quả phong trào HS giỏi còn khiêm tốn, không tương xứng với sự đầu tư của trường.

Chợt nhìn ra diện rộng, kết quả thi HSG các cấp những năm gần đây của huyện nhà so với các huyện bạn, của tỉnh nhà so với các tỉnh thành bạn cũng là từ thấp hơn cho tới mức bình bình, chưa bứt lên hẵn. Đây là một thực trạng trì trệ, một bài toán khó về chất lượng GD đặt ra đối với người làm công tác quản lý trường học và các nhà quản lý nhà nước về giáo dục các cấp.

Từ bài học thực tế của  thành công và thất bại, chúng tôi đã nhận ra nguyên nhân chính làm hạn chế hiệu quả của công tác đào tạo học sinh giỏi ở bậc THCS là do hoạt động học tập của HS chưa được chú trọng và tích cực hoá đúng mức. Thiếu sót từ chỗ đổi mới phương pháp dạy học đặt nặng về đổi mới hoạt động dạy của GV như: việc soạn bài, tổ chức kiểm tra, dạy trình chiếu, sử dụng thiết bị, ...; còn hoạt động học của học sinh có chăng chỉ là kéo theo hoạt động dạy của GV. Lẽ ra, hoạt động học của HS ngoài tính tương tác với hoạt động dạy của GV, còn có tính độc lập của nó.

Để nâng cao  chất lượng, giải pháp quan trọng cho nhiều năm tới, chúng tôi xác định phải chú trọng tổ chức, hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Trong đó, vai trò của tự học cần được đẩy mạnh:

-Học trên lớp cần dành thời gian nhiều cho HS được nói, được suy nghĩ, được làm việc.

-Học lý thuyết ở trường, ở nhà phải hệ thống hoá bằng bản đồ tư duy, loại bỏ học vẹt

-Học nâng cao phải từ nhiều nguồn tư liệu: sách, báo, Internet và các phương tiện truyền thông khác, học ở hỏi thầy cô. nhóm bạn,...trong đó sách là nguồn cung cấp chính.

-Học sinh giỏi chuẩn bị vào các cuộc thi danh giá mà không tích cực đọc, nghiên cứu sách, tài liệu nâng cao là hỏng một cách chắc chắn.  

-Học sinh trung bình đọc sách, làm việc với sách một cách say mê, nhất định sẽ trở thành HS khá giỏi.

-Học sinh tự học một, thì thầy cô phải tự học hai, thầy cô phải nêu gương tự học. Thầy cô hướng dẫn cho học sinh biết cách tự học, tạo niềm cảm hứng trong tự học thì có thể nói là thành công trong tầm tay.

-Thư viện trường phải tăng cường sách luyện tập, sách nâng cao, sách bổ sung kiến thức, mở cửa phục vụ nhiều giờ, tốt hơn. Trên trang web của trường cần mở thêm chuyên mục, bài vở cho học sinh học và hành. Mở thêm các câu lạc bộ học tập nếu có điều kiện.

Theo các chuyên gia giáo dục Singapore, thì kiến thức học trên lớp chỉ mới cung cấp cho các em được 18%, còn lại đến 82% các em học từ các hoạt động ngoại khoá và từ môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, họ xác định tự học là việc theo đuổi suốt đời người và trường học phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục tương tác ngoài giờ lên lớp.

Năm 2010, đoàn tham quan chúng tôi được đến thư viện của trường THCS Serangoon Garden. Đó là một thư viện hiện đại, với tầm vóc có thể nói ngang bằng một thư viện của trường đại học cở vừa ở nước ta. Dĩ nhiên là thư viện này có nhiều sách giá trị nhưng chúng tôi không có điều kiện để quan sát, tìm hiểu tỉ mỉ. Một điều mới đáng chú ý là trong thư viện có một khoảng rộng để trưng bày các tư liệu, hiện vật truyền thống của trường, và giới thiệu chung về trường. Ngoài nơi đó ra, các tư liệu, hiện vật truyền thống, sản phẩm của học sinh và giáo viên còn được bày trí dọc theo các hành lang rộng rãi, sạch sẽ, rất dễ nhìn, dễ đọc. Hình như các trường học của họ không có phòng truyền thống, vì thật ra nó đâu còn cần thiết nữa. Đây là một chi tiết của mẫu hình mà các nhà thiết kế trường sở chúng ta cần tham khảo. 

                                                x  x  x

Nội dung các chuyên đề  bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng trường phổ thông về đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường của đề án đã triển khai rất mới mẻ, phong phú và bổ ích. Các mô hình trường học ưu việt tại nước bạn là minh họa thực tế sinh động cho sự thành công của những quan điểm cốt lõi của đề án và cho tầm nhìn chiến lược: "Nhà trường tư duy, quốc gia học hỏi" của dân tộc họ. Thành công của họ chắc chắn phải kinh qua những bước thăng trầm và trãi qua thời gian canh tân nền giáo dục dài theo lịch sử phát triển đất nước. Vì vậy, những nội dung hiệu trưởng tiếp thu được từ đề án đem áp dụng vào thực tế cụ thể là tại trường mình không phải một sớm, một chiều đã  mang lại kết quả mỹ mãn. Những thành quả thu được, cùng với trình độ đội ngũ hiện có, khả năng tài chính, cơ sở vật chất, chúng tôi đánh giá công cuộc đổi mới nhà trường chúng tôi còn trong giai đoạn bắt đầu.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng và phát triển. Đó là lẽ tất yếu. Hơn ai hết, người hiệu trưởng mong muốn nhà trường không ngừng đổi mới, thăng tiến. Chúng ta sẵn sàng tự học và có thái độ tích cực đổi mới lãnh đạo trong điều kiện cụ thể của trường mình, nhằm đưa nhà trường tiến lên theo xu thế chung, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh nhà ./.

                                                   BÌnh Dương, ngày 08/02/2012

                                                             PHẠM VĂN HOÀNG

 

Thông tin quản lý trường THCS Long Hoà

a.Giới thiệu chung

*Trường THCS Long Hòa đứng trên địa bàn ấp Thị Tính của xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng.

Số điện thoại: 0650 3562 060                       

 Website: http://violet.vn/thcs-longhoa-binhduong

*Năm học 2011-2012 này, có 16 lớp, 590 HS, bình quân mỗi lớp  37 HS. Trường THCS Long Hoà được UBND huyện phân hạng là trường hạng 2, với quy mô đứng thứ  nhì trong 9 trường THCS của huyện Dầu Tiếng.

*Tổng số CBGV-NV: 43 người, nữ : 25 người, BGH: 2 người, GVDL: 31 người, GVPT phòng bộ môn: 2, GVCT khác: 3 người, NV: 5 người.Số giáo viên dạy lớp  bố trí dạy đủ cho tất cả các môn học quy định cho cấp học. Tỉ lệ GV/lớp: 1,9. Số GV còn thừa bố trí PT các phòng bộ môn100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, có 13/38  GV  trên chuẩn , tỉ lệ: 34,2%

*Chi bộ trường có 7 Đảng viên (6 ĐV chính thức và 1 ĐV dự bị). 

*Tháng 4/2009, trường sở mới được khánh thành và đưa vào sử dụng. Một công trình trường học kiên cố, xây trên diện tích 23 877m2 , diện tích/HS đạt tới 40,5 m2 /HS, với tổng kinh phí đầu tư lên tới  31 tỉ đồng. Công trình gồm sân chơi, khu bãi tập, 7 dãy nhà, 67 phòng, trong đó có 19 phòng học lý thuyết, 2 phòng chiếu, 1 phòng tin học, 1 phòng Lab, 1 phòng nghe nhìn, 3 phòng thí nghiệm Lý-hoá-sinh, 1 phòng Mỳ thuật, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng truyền thống, 1 nhà đa năng. Thư viện có phòng đọc của HS và phòng đọc của GV riêng.

Có tất cả 104 máy tính, 4 máy chiếu, 1 màn hình 54 inch  và thiết bị phục vụ dạy học khác được trang bị khá đầy đủ. 

*Chất lượng giáo dục năm học 2010-2011: 

Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng:        92,8%;    

Tỉ lệ học sinh hạnh kiểm khá tốt: 99%.   

Tỉ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%    

Về phong trào HSG có 2 em đạt giải HSG cấp tỉnh.   

Tỉ lệ học sinh nghỉ bỏ học giảm xuống còn 0,9%    

 Hiệu quả đào tạo sau 1 chu kỳ 4 năm 2008-2011:  124/143 =  82,7%  

*Về chất lượng đội ngũ: tỉ lệ GV đạt lao động tiên tiến đạt 58%, có 6 CSTĐ cơ sở, 1 CSTĐ cấp tỉnh, 1 GV được công nhận dạy giỏi cấp tỉnh.     

Đơn vị được công nhận  Lao động Tiên tiến được Sở GD-ĐT khen.   

*Về chất lượng các hoạt động khác của trường: Năm 2009-2010 đạt giải nhì cuộc thi an toàn giao thông cấp tỉnh; 2 năm học liền 2009-2010 và 2010-2011 được Sở GD&ĐT công nhận và khen thưởng đơn vị xếp loại xuất sắc trong xây dựng "Trường học thân thiện-học sinh tích cực". 

* Tháng 12 năm 2011, Trường THCS Long Hoà là trường THCS đầu tiên của huyện Dầu Tiếng được công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia. 

 b. Chiến lược phát triển.

1. Tầm nhìn.        

Đến năm 2015, trường THCS Long Hoà sẽ trở thành một trường có chất lượng, uy tín ngang tầm với các trường THCS hàng đầu trong tỉnh Bình Dương.      

2. Sứ mệnh.

Trường THCS Long Hoà phấn đấu phát triển toàn diện mỗi học sinh tới hết tiềm năng của mình; thông qua một môi trường học tập thân thiện, năng động và hiệu quả.    

3. Các giá trị: nhà trường đề cao: 

- Tính chính trực                                                  

- Ý thức tự trọng 

- Tinh thần trách nhiệm                                        

-  Ý chí kiên định

- Tinh thần hợp tác                                                

- Lòng nhân ái

- Khát vọng vươn lên    

4.Mục tiêu    

4.1:  Mục tiêu chung.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.    

4.2: Chỉ  tiêu đến năm học 2014-2015:

*Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá giỏi trên 50%.

- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.

- Số tiết dạy bình thường có hổ trợ  của trình chiếu đạt trên 30%.

- Phấn đấu 50% giáo viên đạt trình độ Đại học.

- Có cán bộ giáo viên đạt trình độ sau Đại học.*Học sinh

- Qui mô: 

+ Lớp học:                            19 lớp.                

+ Học sinh:                          650 học sinh.                

+ Số học sinh trên mỗi lớp: không quá 35 em

- Chất lượng học tập:       

+ Trên 60% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)       

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém.       

+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 5 giải trở lên.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.         

+ Chất lượng đạo đức: 99% hạnh kiểm khá, tốt.         

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

*Cơ sở vật chất.

- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sắp xếp đưa vào sử dụng hợp lý, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp -Hiện đại  -An toàn”  

* Đơn vị trườngNăm học 2014 - 2015: Được công nhận lại trường THCS chuẩn Quốc gia

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

  Ý kiến bạn đọc

  • Albertguave
    The prostate is central to the portion of a male's the reproductive system. It secretes fluids that aid in the transportation and activation of sperm. The prostate is situated just before the rectum, below the bladder and surrounding the urethra. When there is prostate problem, it will always be very uncomfortable and inconvenient to the patient as his urinary system is directly affected.

    The common prostate health issues are prostate infection, enlarged prostate and prostate cancer.



    Prostate infection, also called prostatitis, is among the most common prostate-related overuse injury in men younger than 55 years. Infections in the men's prostate are classified into four types - acute bacterial prostatitis, chronic bacterial prostatitis, chronic abacterial prostatitis and prosttodynia.

    Acute bacterial prostatitis may be the least common of all varieties of prostate infection. It is caused by bacteria based in the large intestines or urinary tract. Patients can experience fever, chills, body aches, back pains and urination problems. This condition is treated by using antibiotics or non-steroid anti-inflammatory drugs (NSAIDs) to ease the swelling.

    Chronic bacterial prostatitis is often a condition associated with a particular defect inside the gland along with the persistence presence of bacteria inside the urinary tract. It can be brought on by trauma on the urinary tract or by infections received from the rest with the body. A patient can experience testicular pain, back pains and urination problems. Although it is uncommon, it can be treated by removal in the prostate defect then making use antibiotics and NSAIDs to deal with the redness.

    Non-bacterial prostatitis is the reason for approximately 90% coming from all prostatitis cases; however, researchers have not yet to establish the causes of these conditions. Some researchers think that chronic non-bacterial prostatitis occur as a result of unknown infectious agents while other feel that intensive exercise and lifting can cause these infections.

    Maintaining a Healthy Prostate

    To prevent prostate diseases, an effective meals are important. These are some of the actions you can take to keep your prostate healthy.

    1. Drink sufficient water. Proper hydration is essential for general health and will also also keep your urinary track clean.

    2. Some studies claim that a few ejaculations per week will help to prevent prostate type of cancer.

    3. Eat red meat moderately. It has been shown that consuming greater than four meals of beef weekly will increase the risk of prostate diseases and cancer.

    4. Maintain a suitable diet with cereals, vegetable and fruits to ensure sufficient intake of nutrients needed for prostate health.

    The most crucial measure to look at to make certain a wholesome prostate is to select regular prostate health screening. If you are forty years old and above, you need to go for prostate examination at least once per year.
      Albertguave   24/07/2018 19:35
Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay698
  • Tháng hiện tại8,790
  • Tổng lượt truy cập2,913,695
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây