KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG THCS LONG HÒA GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thứ ba - 14/11/2023 09:22
Trường THCS Long Hòa được thành lập từ năm 2003, trường nằm trên địa bàn Xã Long Hòa, Phía Bắc giáp xã Minh Thạnh và xã Minh Tân, Phía Đông giáp xã Cây Trường II, Phía Tây giáp xã Định Hiệp, Phía Nam giáp xã Long Tânvà xã An Lập huyện Dầu Tiếng.
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc THCS trên địa bàn xã Long Hòa huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, được công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia chu kỳ 2 giai đoạn 2016 - 2021; Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III, giai đoạn 2014-2019.
Hàng năm chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đạt và vượt các tiêu chí của một trường trung học đạt chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, của các tổ chức đoàn thể, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược và tầm nhìn của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của huyện Dầu Tiếng, góp phần xây dựng Dầu Tiếng thành thành thông minh; là đơn vị có nhiều đóng góp cho sự phát triển của huyện trong thời kỳ đổi mới, là di sản văn hoá nhân loại.
 Trường THCS Long Hòa được thành lập từ năm 2003, trường nằm trên địa bàn Xã Long Hòa, Phía Bắc giáp xã Minh Thạnh và xã Minh Tân,  Phía Đông giáp xã Cây Trường II,  Phía Tây giáp xã Định Hiệp,  Phía Nam giáp xã Long Tânvà xã An Lập huyện Dầu Tiếng.
 Nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc THCS trên địa bàn xã Long Hòa huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, được công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia chu kỳ 2 giai đoạn 2016 - 2021; Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III, giai đoạn 2014-2019.
Hàng năm chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đạt và vượt các tiêu chí của một trường trung học đạt chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, của các tổ chức đoàn thể, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược và tầm nhìn của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của huyện Dầu Tiếng, góp phần xây dựng Dầu Tiếng thành thành thông minh; là đơn vị có nhiều đóng góp cho sự phát triển của huyện trong thời kỳ đổi mới, là di sản văn hoá nhân loại.
I/Tình hình nhà trường:
1.Điểm mạnh:
-Đội ngũ CBGV, NV nhà trường có 57 người.
Trong đó:   - Hiệu trưởng 01, Phó hiệu trưởng: 02
                   - Giáo viên: 44
                   - Nhân viên: 10
                    -Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 42 đại học.
- Công tác lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: Có tầm nhìn định hướng cho sự phát triển, có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn sát thực tế, khả thi. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ CBGV, NV: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục.
- Chất lượng học sinh:
+Tổng số học sinh: 934 em/ 24 lớp.
+Xếp loại học lực năm học 2019-2020:
a/ Hạnh kiểm:
- Tốt  :            817 học sinh, tỉ lệ: 87,47%.
- Khá :              112 học sinh, tỉ lệ:  11,99%.
- Trung bình:      5 học sinh, tỷ lệ:  0.54%.
-Yếu:                  0 học sinh, tỷ lệ:  0.0%
b/ Học lực:
- Giỏi :        167 học sinh,        tỉ lệ: 17,88 %.
- Khá :         300 học sinh,        tỉ lệ: 45,61%.
- T. bình :    426 học sinh,        tỉ lệ: 45,61 %.
- Yếu :            31 học sinh,         tỉ lệ:  3,31 %.
- Kém :            10 học sinh,        tỉ lệ:  1,07%. 
+Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 01 giải 03, 01 giải khuyến khích
+Tốt nghiệp THCS năm 2019-2020: 189/189 em;  tỷ lệ:100%
+Cơ sở vật chất:
-Phòng học : 22
-Phòng thực hành : 3
-Thư viện: 1
-Phòng Tin: 1
-Số máy vi tính: 45 (Kết nối Internet : 45 máy)
-Phòng đa năng (Hội trưởng): 1
-Phòng phục vụ: 9 (HĐGV; Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Văn thư, Kế toán; Đoàn đội, Truyền thống; Bảo vệ, Y tế.)
-Phòng vệ sinh GV-NV: 2, Học sinh : 35
-Nhà xe giáo viên: 1; Học sinh: 1
Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
+Thành tích chính: Đã đạt đơn vị xuất sắc; Kiểm định chất lượng mức độ 3 giai đoạn 2014 – 2019 và trường chuẩn Quốc gia chu kỳ 2 vào năm giai đoạn 2016 - 2021.
2.Điểm hạn chế:
-Tổ chức quản lý của lãnh đạo:
+Đội ngũ không đồng bộ, một số bộ môn thiếu, một số bộ môn thừa; Phân công công tác có lúc chưa phù hợp với một số giáo viên, chưa mạnh dạn trong việc giao nhiệm vụ cho giáo viên trẻ. Chưa xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên thiếu năng lực, tuỳ tiện trong công tác.
+Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên.
-Đội ngũ:
+Một bộ phân giáo viên chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, Có giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế, bảo thủ, thiếu học hỏi, thiếu tín nhiệm trong học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
-Học sinh:
+Vẫn còn một số học sinh chay lười trong học tập, chưa có hướng phát triển bản thân.
+Một số ít gia đình chưa thật sự quan tâm đến con em trong việc giáo dục học sinh.
  • Cơ sở vật chất:
Trang thiết bị phục vụ học tập, hoạt động còn thiếu như thiết bị đồ dung dạt học theo thông tư 18.
3.Thời cơ:
-Cơ sở vật chất được đầu tư, các công trình, phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh.... đạt chuẩn, đủ để thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện.
- Đã đạt đơn vị xuất sắc; Kiểm định chất lượng mức độ 3 giai đoạn 2014 – 2019 và trường chuẩn Quốc gia chu kỳ 2 vào năm giai đoạn 2016 - 2021.
- Huyện đang xây dựng thành phố thông minh là cơ sở để phát triển mô hình trường học điện tử.
4.Thách thức:
-Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của phụ huynh học sinh, chất lượng phải đáp ứng với cơ sở vật chất nhà trường.
-Chất lượng đội ngũ phải đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 của Trung ương và việc thay sách giáo khoa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 từ năm 2021 đến năm 2025.
-Ứng dụng CNTT, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của CBGV, NV chưa đều.
5.Xác định các vấn đề ưu tiên:
-Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, chú ý chủ đề dạy người.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
-Từng bước đầu tư CSVC trang thiết bị và đội ngũ cho trường học điện tử vào năm 2025 và hoàn chỉnh vào năm 2030.
-Tiếp tục xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
II/Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị:
1.Tầm nhìn:
 Là một trường học thông minh, hàng đầu của Huyện, thu hút học sinh nhiều nơi trong huyện đến học tập, giáo viên và học sinh có khát vọng vươn tới sự phát triển toàn diện.
2.Sự mệnh:
  Xây dựng được một ngôi trường chuẩn mực, chất lượng giáo dục toàn diện đạt cao, học sinh có cơ hội phát triển tài năng, trí tuệ, thể chất.
3.Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
  -Lòng nhân ái.
 -Sức khoẻ, trí tuệ.
  -Khát vọng vươn lên.
  -Tính sáng tạo.
  -Sự hợp tác- đoàn kết.
III/Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động:
1.Mục tiêu:
  Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất hiện đại đầy đủ để phục vụ tốt các hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục đạt yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia.
2.Chỉ tiêu:
2.1:Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
     -Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
    -Tất cả giáo viên đều vận dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT vào dạy học hiệu quả.
  -100% Cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học; Có từ 10 đến 15% cán bộ quản lý, giáo viên trình độ sau đại học.
2.2:Học sinh: (Đến năm 2025)
   - Quy mô:   
  +Trường hạng I.
  +Lớp học: 28 lớp.
  +Học sinh: 1120 học sinh.
   - Chất lượng học tập:
   +Trên 75% học sinh khá, giỏi (30% học sinh giỏi)
   +Dưới 3% học sinh yếu.
   +Học sinh giỏi đứng 1,2 cấp cấp huyện.
  -Chất lượng hạnh kiểm, kỹ năng sống:
  +Hạnh kiểm: 99% khá, tốt; không có yếu.
  +Được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể, xã hội.
2.3: Cơ sở vật chất:
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sử dụng bảo quản tốt.
          - Các phòng Tin học, thực hành, ứng dung CNTT.... được trang bị hiện đại, đáp ứng với mô hình trường học điện tử. Máy vi tính đủ cho mỗi lớp thực hành 1 học sinh/ 1 máy có nối mạng internet.
-Xây dựng nhà đa năng, khu giáo dục thể chất, bể bơi.
-Xây dựng môi trường sư phạm "Xanh, sạch, đẹp". Trồng cây kiểng, bóng mát trong sân trường. Giữ gìn các khu vệ sinh luôn sạch sẽ, có nhạc, tranh vẽ thư giãn.
3.Phương châm hành động: (Giá trị cót lõi)
Tất cả vì sự vươn lên phát triển toàn diện.
II/Chương trình hành động: (Giải pháp chiến lược)
1.Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng đạo đức, văn hoá và thể chất, Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, giúp cho học sinh có những kỹ năng sống cơ bản.
2.Xây dựng và phát triển đội ngũ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3.Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá phù hợp với xây dựng trường học thông minh. Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.
4.Ứng dụng và phát triển CNTT trong thời kỳ công nghệ 4.0:
Triển khai rộng rãi ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử, tiến tới xây dựng trường học thông minh vào năm 2030.
5.Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:
-Nguồn lực bên trong:
 Xây dựng nhà trường văn hoá, dân chủ, thi đua dạy tốt, học tốt.
-Nguồn lực tài chính:
+Sử dụng nguồn ngân sách đúng mục đích, phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.
+Tham mưu với lãnh đạo Huyện xây dựng tiếp các công trình: khu giáo dục thể chất, bể bơi.
-Nguồn khác:
Các tổ chức xã hội, Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
        Xây dựng văn hóa ứng xử, vă hóa văn minh.
6.Xây dựng thương hiệu:
Nhà trường phải trở thành một thương hiệu tốt, thu hút được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đến làm việc và học tập. Được sự tín nhiệm của xã hội. Xây dựng được truyền thống gắn với thương hiệu nhà trường.
VI/Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
1.Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2.Tổ chức thực hiện:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát với thực tế của nhà trường.
3.Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
-Giai đoạn 1: Từ năm 2020-2025: Phát triển bền vững.
-Giai đoạn 2: Từ năm 2025-2027: Cơ bản đầu tư CSVC hoàn chỉnh cho 50% lớp học thông minh.
-Giai đoạn 3: Từ năm 2027-2030: Xây dựng thành công trường học thông minh.
4.Đối với Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5.Đối với Phó hiệu trưởng:
Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng nội dung cụ thể, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất giải pháp thực hiện.
6.Đối với tổ trưởng chuyên môn:
          Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch của từng thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
7.Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:
         Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
 

Tác giả: THCS Long Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay276
  • Tháng hiện tại7,704
  • Tổng lượt truy cập2,912,609
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây