Loại trừ bệnh phong trong cộng đồng

Thứ sáu - 10/02/2012 17:47

7015510.jpg

7015510.jpg
Loại trừ bệnh phong trong cộng đồng

imagescacx84vz

Bệnh phong (dân gian thường gọi là bệnh cùi hay bệnh hủi) là bệnh không gây chết người nhưng sẽ gây tàn tật nếu phát hiện và điều trị muộn. Bởi mức độ tàn phá cơ thể cũng như những biến chứng tai ác của bệnh; các nạn nhân của căn bệnh này thường gánh chịu nhiều thành kiến xã hội, bị xa lánh, cô lập, và thậm chí bị hắt hủi. Thế nhưng, với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh phong ngày nay đã có thể chữa khỏi hoàn toàn và bệnh này sẽ được loại trừ ra khỏi cộng đồng trong thời gian tới. Để giúp quí vị và các bạn hiểu rõ hơn về bệnh và công tác loại trừ bệnh phong trong cộng đồng,

1. Những kiến thức cơ bản về bệnh phong

1. Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi trùng gây ra, không phải là bệnh di truyền

2. Bệnh rất khó lây, thường chỉ lây qua niêm mạc đường hô hấp.

3. Bệnh được cấp thuốc điều trị miễn phí tại nhà không cần phải cách ly.

4. Nếu được phát hiện và điều trị sớm người bệnh sẽ không bị tàn tật.

5. Biết các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phong để đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh.

2. Những dấu hiệu nào có thể giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh phong?

Như chúng ta đã biết bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phong gây ra. Vi khuẩn phong khi xâm nhập vào cơ thể chủ yếu gây tổn thương ở da và dây thần kinh ngoại biên và có thể để lại tàn tật vĩnh viễn.Bệnh phong có thể được nhận biết và chẩn đoán một cách dễ dàng dựa vào những dấu hiệu ban đàu của bệnh như : trên da xuất hiện một hoặc nhiều đốm da màu hồng, màu đỏ hoặc nhạt màu hơn màu da bình thường kèm theo mất cảm giác, khô da do giảm tiết mồ hôi hoặc lông rụng thưa dần.Khi thấy trên da có những dấu hiệu bất thường như trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh xãy ra tàn tật vĩnh viễn.

3. Việc điều trị bệnh phong như thế nào? Từ tháng 11/1994, dự án phòng chống bệnh phong đã được đưa vào chương trình mục tiêu y tế quốc gia, do đó các hoạt động phòng chống bệnh phong đều được Nhà nước cấp kinh phí thực hiện. Người bệnh được cấp tiền tàu xe đi khám bệnh, được cấp thuốc điều trị miễn phí, các trường hợp cần phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc phẫu thuật phục hồi chức năng, … đều được miễn phí hoàn toàn  Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng ít lây và khó lây, ở ngay lần uống thuốc đầu tiên, trên 99% vi khuẩn đã được tiêu diệt và không còn khả năng lây bệnh. Do đó bệnh phong chỉ cần điều trị tại nhà, hàng tháng người bệnh đến Trạm Y tế tái khám để nhận thuốc. Thời gian điều trị đối với nhóm bệnh ít vi trùng là 6 tháng và nhóm nhiều vi trùng là 12 tháng.

4. Khái niệm “loại trừ bệnh phong” và “thanh toán bệnh phong”?"

Loại trừ bệnh phong" theo tổ chức Y tế Thế giới là hạ thấp tỷ lệ lưu hành bệnh phong (số lượng người bệnh phong đang điều trị) xuống dưới 1 trường hợp/10.000 dân số. Như vậy, LTBP có nghĩa là vẫn còn bệnh phong mới nhưng ở mức độ rất thấp không còn ảnh hưởng đến cộng đồng nữa. Hiện nay trên thế giới chỉ còn 7 nước chưa đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn nầy. Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong vào năm 2000 nhưng sau đó tỷ lệ bệnh phong mới ở một số tỉnh vẫn chưa giảm. Do đó năm 2003 Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Việt Nam nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công  tác loại trừ bệnh phong. “ Thanh toán bệnh phong” là hoàn toàn không còn xuất hiện ca bệnh phong mới nào nữa. Như vậy, loại trừ bệnh phong là bước đầu để tiến tới thanh toán bệnh phong.. Theo dự kiến công tác loại trừ bệnh phong trong phạm vi cả nước sẽ hoàn tất vào năm 2015 và sẽ thanh toán bệnh phong vào khoảng năm 2030.

5. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo qui định của Bộ Y tế?

Do bệnh phong có tính đặt thù riêng, không giống như những bệnh lây nhiễm khác. Các nhà nghiên cứu bệnh phong nhận thấy rằng người nhiễm vi khuẩn phong có thời gian ủ bệnh, tức thời gian từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh rất khác nhau, trung bình từ 3 – 5 năm nhưng cũng có trường hợp chỉ 3 tháng và thậm chí từ 20 – 40 năm mới phát bệnh. Do đó không thể thanh toán bệnh phong trong một thời gian ngắn mà ở giai đoạn hiện tại chỉ có thể loại trừ bệnh phong, nghĩa là bệnh có thể xuất hiện ở một tỉ lệ thấp. Vì vậy ngày 20 tháng 6 năm 2002 Bộ y tế đã ban hành Quyết định số 246/2002/QĐ-BYT qui định các tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong ở qui mô cấp tỉnh gồm 4 tiêu chuẩn như sau :

        Tiêu chuẩn 1 : Trong 3 năm liền tỉ lệ lưu hành bệnh phong < 0,2/10.000dân-        Tiêu chuẩn 2 : Tại thời điểm kiểm tra, tỉ lệ phát hiện bệnh phong mới < 1/100.000 dân-         

         Tiêu chuẩn 3 : Tại thời điểm kiểm tra, tỉ lệ người bệnh phong mới được phát hiện bị tàn tật độ 2 < 15 %-         

         Tiêu chuẩn 4 : Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã ( bao gồm cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ đoạn thể xã ), cán bộ y tế và học sinh các trường THCS tại xã : 100% số người được kiểm tra đều trả lời đúng 100% các câu hỏi cơ bản trong nội dung tuyên truyền kiến thức bệnh phong.

                                                                  Tổng hợp từ Net

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,612
  • Tháng hiện tại36,203
  • Tổng lượt truy cập2,542,957
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây