Cây thuốc nam

Thứ hai - 18/03/2013 15:14

8973396.jpg

8973396.jpg
Cây thuốc nam

 

                                                                      SỐNG ĐỜI  

                                  song_doi_04

*Tên khoa học: Kalanehoepirnata L

Vị nhạt, hơi chua chát. Tính mát.

* Tên gọi khác: Cây thuốc bỏng, cây lá bỏng

* Công dụng, cách dùng: Tiêu thủng, sinh cơ. Giải độc, chữa phỏng, đắp vết thương. Cầm máu, kháng khuẩn.

  • Viêm tai giữa cấp: lá tươi giã nát, vắt nước nhỏ.
  • Bị đòn, bị thương thổ huyết: giã lá tươi, vắt nước, thêm rượu, chút đường, uống.
  • Mụn nhọt, vết thương: giã lá tươi đắp, hoặc vắt nước bôi hằng ngày.

 

                                                                             MÃ ĐỀ

                     ma-de_500_01

* Tên khoa học: Plantago major L

* Tên gọi khác: Xa tiền

* Công dụng, cách dùng: Thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thủng. trị viêm khí quản, viêm thận, bàng quang, bí tiểu tiện, mắt bị sung huyết.

  • Ho lâu ngày, viêm khí quản, mắt đỏ đau: sắc lá 16-20g, dùng hằng ngày
  • Cây tươi sắc uống trị huyết áp cao, nấu trong nồi nước giải nhiệt.
  • Lá tươi giã nát, đắp mụn nhọt, giúp mụn chóng vỡ và mau lành. Lá non cũng có thể dùng với rau sống (có vitamin C, K, T, axit xitric).

                       

                                                                         NGHỆ    

                          nghe_500_01

* Tên khoa học: Curcuma longa L

* Tên gọi khác: Uất kim hương, Khương hoàng

* Công dụng, cách dùng:

  • Khương hoàng (thân rễ củ): vị cay đắng, tính bình. Vào 3 kinh: tâm, can, tì. Có tác dụng hành khí hoạt huyết, tan máu ứ, giảm đau, làm tiêu cholesterol. Trị viêm túi mật, sỏi mật.
  • Uất kim (củ con của cây): vị cay ngọt. Tính mát. Vào 3 kinh: tâm, phế, tì. Làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau.
  • Bệnh tim sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: nghệ đốt tồn tính, tán bột 8g uống với giấm.
  • Đau trong lỗ tai: mài nghệ nhỏ vào.
  • Trĩ lỡ lòi dom: mài nghệ bôi vào.
  • Suyễn, đàm làm nghẹt cổ: nghệ 100g giã nát, hòa đồng tiện. Vắt nước cốt uống.      

                                                                             SẢ

                                      sa_500_01

* Tên khoa học: Cymbopogon nardus Rendl

* Tên gọi khác: Hương mao, sả chanh.

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, thông trí, trấn kinh.

* Công dụng, liều dùng: dùng làm gia vị, làm mất mùi tanh của cá thịt…Ngoài ra, củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm xuất mồ hôi, chữa cảm sốt. Ngày dùng 15-30g củ sả dưới dạng thuốc sắc uống.

  • Bị giật kinh phong: đâm, vắt nước, cạy miệng người bệnh đổ vào.
  • Lá sả được dùng với một số lá có tinh dầu khác để nấu nồi xông giải cảm.     

             

                                                         HÚNG CHANH

                          hung-chanh_500_01

* Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth

* Tên gọi khác: tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lông.

Vị cay, tính ấm, vào phế, làm cho ra mồ hôi.

* Công dụng, liều dùng: ngoài làm gia vị, húng chanh còn dùng chữa cảm cúm, ho..

  • Ho: 5-7 lá, rửa sạch, ngâm nước muối, nhai, ngậm, nuốt nước.
  • Rít cắn, bò cạp chích: giã lá, đắp.
  • Ho, tức ngực: 15-20g giã, vắt nước cốt uống.

 

                                                                          GỪNG

                                   gung_01

* Tên khoa học: Zingiber Officinal Rose.

* Tên gọi khác: tươi gọi là sinh khương, phơi khô gọi là can khương.

* Công dụng, cách dùng: gừng sống vị cay tính ấm. Vào kinh: phế, tì, vị. Chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng nướng vị cay, ấm, chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài. Gừng khô cay nóng trị cảm lạnh, thô tả. vỏ gừng tiêu phù thủng.

  • Cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi (sổ mũi), ho có đàm: gừng sống, hành trắng mỗi vị 15-20g sắc nước nóng 1 cốc. Dùng nước còn lại xông cho ra mồ hôi.
  • Đau, đầy bụng, đi tiêu phân loãng, vùi củ gừng vào bếp nướng chín, bóc vỏ, nhai với búp ổi.
  • Thũng trướng (tay chân phù), ăn không tiêu, sợ nước: 150g gừng sống, rửa sạch, thái mỏng, rang giòn để vào chén, rưới vào 50 ml mật ong, để thấm, ăn hết trong ngày. Nếu cần ăn vài ngày

* Chú ý: cạo gió bằng củ gừng tươi rất tốt.

                    

                                                                 ĐINH LĂNG

                        dinh-lang_500

* Tên khoa học: Nothopanax Fruticosum Miq

* Tên gọi khác: Nam dương lâm, cây gỏi cá.

* Công dụng, cách dùng: tăng sức dẻo dai cơ thể, chữa ho, thông tiểu, trị kiết lỵ nặng.

  • Mệt mỏi, biếng hoạt động: rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng, sắc với 100ml nước (đun sôi 15 phút), chia 2-3 lần uống trong ngày. Có thể uống vài lần.
  • Đau dạ con, tắt tia sữa, căng vú sữa: rễ 30-40g, sắc uống nóng trong ngày, uống tiếp 2-3 ngày.
  • Mày đai, dị ứng: 80g lá sao vàng, sắc uống trong ngày.
  • Giải độc thức ăn: 1 nắm to thêm 500 ml nước, sắc còn 250 ml, uống liên tục

 * Chú ý: rễ tăng sức, thông huyết, tiêu viêm, lá giải độc thức ăn.

 

                                                                  RAU MÁ 

                                 rau_ma_01

* Tên khoa học: Centella asiatica L

* Tên gọi khác: tích tuyết thảo

         Vị đắng, hơi ngọt mát. Vào: can, tì, vị. Không độc, có thai dùng được.

* Công dụng, cách dùng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, lợi sữa. Ngoài ra còn trị thổ huyết.

  • Đau bụng, lỵ: dây cả lá, rửa sạch, thêm chút muối, nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g.
  • Có kinh, đau bụng, đau lưng: hái rau má lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Buổi sáng uống 2 muỗng cà phê. Ngày uống 1 lần.

* Chú ý: rau má mơ (rau má họ, thiên hồ thái, loại lá nhỏ) dùng chữa bệnh gan.

 

                                                                    CỎ NHỌ NỒI

                  co-nho-noi_500

* Tên khoa học: Eclipta prostrata L.

* Tên gọi khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo.

          Vị ngọt chua, tính mát.

* Công dụng, cách dùng:

  • Thanh can nhiệt, nuôi thận, ích âm. Cầm xuất huyết (chữa rong kinh).
  • Sốt phát ban: cỏ mực, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10-15g sắc uống.
  • Di, mộng tinh do nóng ớ trong (tâm thận): cỏ mực sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm. Hoặc sắc 30g cỏ mực tươi, uống.
  • Thổ huyết:

         + 50g lá tươi giã vắt nước cốt, uống.

         + 20-20g lá khô và huyết dụ (sao), trắc bá diệp (sao) mỗi vị 15g cùng sắc uống.

 

                                                                          TÍA TÔ  

                                tia_to_01

* Tên khoa học: Perilla feutescena L

* Tên gọi khác: tử tô

         Vị hơi cay, tánh ôn. Vào 2 kinh phế, tì.

* Công dụng, cách dùng:

  • Lá (tô diệp): làm ra mồ hôi, chữa ho, giải độc, giúp tiêu hóa. Trị đau bụng vì ăn cua, cá. 3-10g sắc uống trong ngày.
  • Cành, cây (tô ngạnh): an thai. 6-20g sắc uống mỗi ngày.
  • Sưng vú: lá 10g sắc nước uống. Bã đắp chỗ sưng.

 

 

                                                                        RAU SAM  

                        rau-sam_500

* Tên khoa học: Portulaca Oleracea L

* Tên gọi khác: Mã xỉ hiện

* Công dụng, cách dùng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Trị kiết lị.

  • Trị giun: 3 nắm to, sắc lấy 1 chén nước. Uống khi bụng đói.
  • Trẻ đi lị, đau bụng: giã nước cốt đun sôi, thêm 1 muỗng mật cho uống.
  • Chú ý: rau sam nấu canh, luộc ăn đều tốt. Rau sam có: Protit, Gluxit, vitamin C, PP, B1, B2, Canxi, photpho, sắt, Caroten.

 

                                                                     HUYẾT DỤ       

                       huyet-du_500

* Tên khoa học: Folium Cordyline

* Tên gọi khác: không

* Công dụng, cách dùng: Làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, chữa băng huyết sau khi đẻ.

Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi.

* Chú ý: Có hai loài Huyết dụ loài lá đỏ hai mặt và loài lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được nhưng người ta thường dùng loài lá đỏ hai mặt hơn.                                                               

 

                                                                         LÔ HỘI

                       lo-hoi_500

* Tên khoa học: Alovera

* Tên gọi khác: Lưỡi hổ

* Công dụng, cách dùng: 0,05-0,1g kích thích nhẹ niêm mạc, giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Liều lớn chữa nhức đầu, sung huyết phổi, sung huyết các phủ tạng.

* Chú ý: Thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người. Phụ nữ có thai, người bị ỉa lỏng không dùng.

Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm.

                            

                                                                                  ỔI

                     oi.

* Tên khoa học: Psidium guajava L.

* Tên gọi khác: Phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt…

* Công dụng, cách dùng: Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.

 

 

 

                                                                      DÂU TẰM

              dau-tam_500

* Tên khoa học: Morus alba L.

* Tên gọi khác: Tang.

          Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori)

           Lá (Tang diệp – Folium Mori)

          Cành (Tang chi – Ramulus Mori)

          Quả (Tang thầm – Fructus Mori)

          Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)

             Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)

* Công dụng, cách dùng:

Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.

Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.

Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.

Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.

Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.

Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).

 

                                                                         NGẢI CỨU         

                             ngai-cuu_500

* Tên khoa học: Artemisia vulgaris L

* Tên gọi khác: thuốc cứu

* Công dụng, cách dùng: ngải cứu phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm. Tính âm, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu. Trị kinh nguyệt không đều, bụng lạnh đau.

  • Đau bụng kinh: 1 nắm to, đâm vắt nước cốt, bỏ tí muối, uống 1 lần (trước ngày có kinh càng tốt). Dùng tiếp 3 ngày.
  • Lá ngải cứu hơ nóng chườm trị đau bụng.
  • Ngải cứu 1 phần, cành tía tô ½ phần, giã vắt nước trị động thai.

 

                                                                        NGÀ VOI   

                        nga_voi.

* Tên khoa học: Sansevieria cylindrica Bojer

* Tên gọi khác: Ngà voi, Nanh heo, Ngải ngà

* Công dụng, cách dùng: Bộ phận dùng: Lá

Lá được dùng giã đắp chữa sưng tấy, sai xương.

 

                                                                             BỒ NGÓT

                             bo_ngot.

* Tên khoa học: Sauropus androgynus (L) Mer

* Tên gọi khác: bù ngót

* Công dụng, cách dùng:

  • Lá rau ngót ngoài  công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
  • Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát.
  • Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, văt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
  • Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả.
  • Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân.
  • Chữa tưa lưỡi: Giã nát rau ngót tươi độ 5-15g, văt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
  • Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.

* Chú ý: Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu giã nát đắp vào gan bàn chân, trong vòng 15 phut nhau sẽ ra, cần rửa chân ngay.

 

 

Tác giả: Dương Thị Mỹ Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay325
  • Tháng hiện tại14,770
  • Tổng lượt truy cập2,858,261
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây