Xin đừng quên tôi!

Thứ tư - 16/11/2011 21:44
Xin đừng quên tôi!
1.Forget me not.

Có một loài hoa đẹp tên là Forget me not.

Tên khoa học: Myosotis - Family : Boraginaceae

Tên tiếng Việt: Hoa Lưu Ly

Tên tiếng Anh: Forget me not, Xin đừng quên tôi

Thông điệp: Tình yêu chân thành (True Love) - Hoài niệm (Memories)

Ngày 28/4/1917, Forget me not được chính thức trở thành biểu tượng hoa của tiểu bang Alaska (Mỹ).

Hoa Lưu Ly có tên khoa học là Myosotis Scorpioides từ ý tưởng cánh hoa có hình tai chuột (Myosotic tiếng Latin là "tai chuột") và vì chúng thuộc họ cỏ Bò Cạp (Scorpion Grass) do các cụm hoa đều uốn cong lên giống như đuôi bò cạp. Đây là loài hoa bé nhỏ nhưng đầy sức sống và có hương thơm mát, phân bố tự nhiên ở vùng ôn đới. Forget me not có hoa màu xanh, trắng, tím, hoặc vàng, nhưng phổ biến là màu xanh hay tím violet đặc trưng (ở Đà Lạt). Forget me not thường được cắm chung hoặc làm nền cho các loại hoa khác, đem lại cảm giác trữ tình và êm dịu.

Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành. Một truyền thuyết của người Đức đã giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa :

Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Cô gái trông thấy mấy cánh hoa đẹp mọc ở ven bờ, nơi sát mí nước, rất thích, cô bảo người yêu hái chúng cho mình. Nhưng than ôi, trong lúc cố vươn tay với lấy các cành hoa, chàng hiệp sĩ trượt ngã xuống dòng sông đang chảy xiết. Bị vướng víu áo giáp nặng nề, chàng đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trượt dù đã cố gắng hết sức. Cảm thấy mình đang nhanh chóng chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng tất cả hơi thở tàn của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : "Đừng quên nhau nhé !" rồi mất hút trong dòng nước xiết... Người yêu đau khổ đã không bao giờ quên anh, cô cài những cánh hoa ấy trên tóc cho đến khi chết.

Một truyền thuyết khác kể rằng, có một người du hành nọ đang lang thang trong thung lũng hoang vắng thì nhìn thấy một bông hoa lạ mà anh chưa từng gặp bao giờ ngay dưới chân mình. Anh hái bông hoa, ngay lập tức, cạnh dốc núi hé mở ra. Anh bước vào trong và thấy trước mắt mình không biết cơ man nào là vàng và ngọc ngà châu báu. Anh sung sướng và bắt đầu thu nhặt chúng, nhưng lại vô tình đánh rơi bông hoa bé nhỏ. Bông hoa thầm thì một cách yếu ớt : "Xin đừng quên tôi ! Xin đừng quên tôi !" Tuy nhiên, người lữ hành mải lo say sưa với những vật báu trước mặt mà làm ngơ trước lời khẩn cầu đó. Rồi, khe núi bắt đầu khép dần lại, anh ta chỉ còn một chút thời gian ngắn ngủi để chạy thoát. Nhưng, Alas ! Bông hoa nhỏ từng giúp anh mở cái hang châu báu này đã biến mất mãi mãi.

Còn theo một truyền thuyết Công giáo, ngày nọ, Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Hic, con sợ rằng con đã quên mất rồi ạ, thưa Chúa" (I am afraid I have forgotten, Lord). Đức Chúa ôn tồn trả lời : "Forget Me Not. Uh, ta sẽ không bao giờ quên con". (nguồn: hoa-forget-me-not.blogspot.com).

2. Nhớ đến tôi

Tháng Mười Một lại về, tháng nhớ đến và cầu nguyện đặc biệt cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Với người Công Giáo, Tháng Mười Một là Mùa Cầu Hồn, mùa nhắc nhở mỗi người nhớ đến người đã “đi trước”, và cũng nhắc nhở mỗi người: “nay anh mai tôi”.

Hoa Forget me not gởi sứ điệp cho mọi người: Xin nhớ đến tôi.

Ai cũng mong ước người khác nhớ đến mình.

Mẹ sửa soạn đi chợ, đứa con nhỏ nũng nịu: mẹ nhớ mua quà cho con nhé.

Con cái đi học đi làm xa, cha mẹ dặn dò: nhớ cầu nguyện hàng ngày nghe con, nhớ thường xuyên gọi điện về nhà nghe con.

Chồng đi làm xa, vợ dặn dò: anh nhớ gọi điện cho em nhé.

Cuộc sống hằng ngày của mỗi người có bao gian truân vất vả, bao trăn trở ưu phiền. Khi có người gọi điện thoại hỏi thăm, khi nhận được một lá thư, một món quà, lòng tôi ấm lên niềm vui và hạnh phúc. Bởi lẽ, có người nhớ đến gọi điện cho tôi, viết thư cho tôi, tặng quà cho tôi.

“Nhớ đến tôi” là ba chữ ai cũng muốn có trong cuộc đời mình. Nếu không được ai nhớ đến, cuộc đời tôi bất hạnh biết bao!

Những người đã ra đi yên nghĩ trong lòng đất, họ cần điều gì nhất? Họ cần đến lòng thương xót Chúa. Họ cần chúng ta nhớ đến họ. Ông bà cha mẹ, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta đã an giấc ngàn thu cần chúng ta cầu nguyện tưởng nhớ đến họ. Nghĩa trang là nơi an bình yên tĩnh. Người đã khuất sống mãi trong trái tim tình yêu, trong lòng nhớ ơn thiết nghĩa của người còn đang sống. Giọt nước mắt khi người ta khóc, chính là những viên kim cương lấy từ trái tim để tặng cho người mình nhớ thương đã an nghĩ.

Nhớ lời một ca khúc “Không Tên” của Nhạc sĩ Vũ Thành An: “Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa?”. Sống mà không được nhớ tới là sống trong lạnh lẽo của mộ sâu. Đau khổ nhất của người đang sống chính là cô đơn, là không được ai nhớ đến.Thiệt thòi lớn nhất của người đã chết là bị quên lãng. Người đã chết chẳng cần ăn mặc, không nói năng, không nổi niềm, không đi đứng. Họ đã bước vào cõi thinh lặng ngàn thu. Họ chỉ cần chúng ta nhớ đến và cầu nguyện. Họ muốn chúng ta cho họ những bông hoa tưởng nhớ, những nụ hoa cầu nguyện, những mật hoa bác ái, những hương hoa hy sinh.

Hãy tặng cho những người đã an giấc những bông hoa Forget me not. Hãy để hương hoa “xin đừng quên tôi” phảng phất xung quanh nấm mồ. Họ cần thứ hoa đó hơn con thơ cần sữa mẹ, hơn thiếu nữ cần tình yêu, hơn khu vườn cần nắng ấm.

 Những việc lành phúc đức cho chúng ta một cảm giác hạnh phúc và ý nghĩa bởi vì thân nhân của chúng ta đã và sẽ còn được tưởng nhớ đến mãi.

“Nhớ đến tôi”, đó là ba chữ quan trọng cho người còn sống và cho người đã ra đi. Bao nhiêu tư tưởng cao siêu, bao nhiêu câu chuyện yêu đương đẹp như thần thoại cũng đều gói gọn trong cỗ quan tài. Bao nhiêu khối óc vượt nhân thế, bao nhiêu tính toán siêu vời cũng vỏn vẹn trong chiếc quan tài. Mênh mông như cuộc đời sau cùng cũng im lặng trong lòng đất.

Tôi chết có được người khác nhớ đến hay không? Đó là do cách sống của tôi trước khi chết. Người ta nhớ tôi hay không, là “quyền” của người ta. Nhưng chính tôi có bổn phận nhớ đến người  đã khuất. Nhớ đến để cầu nguyện cho họ trong tình liên đới và hiệp thông  .

 Tháng 11, nhớ đến những người đã an nghĩ, kinh nguyện và việc lành phúc đức chúng ta dâng chính là “của lễ cho người đi vào cõi sống”.

Tác giả: Võ Thị Ngọc Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay612
  • Tháng hiện tại15,057
  • Tổng lượt truy cập2,858,548
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây