BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐU ĐỦ

Thứ sáu - 09/12/2011 20:37

6714784.jpg

6714784.jpg
BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐU ĐỦ

 

 

 

Các bài thuốc từ cây đu đủ
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, ngoài quả chín, các bộ phận khác của cây đu đủ như quả xanh, hoa, lá, cọng còn được dùng làm thức ăn và thuốc để phòng và chữa nhiều căn bệnh. Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. Có sách gọi đu đủ là xoài tây vì mùi vị giống nhau.

Các bài thuốc

1. Phép dưỡng sinh theo mùa: Vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.

2. Phép dưỡng sinh chống lão suy: Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: Đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.

3. Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

4. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3-5 hôm.

5. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.

6. Ho do phế hư: Đu đủ 100g, đường phèn 20g hầm ăn.

7. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

8. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

9. Làm đẹp da: Đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa bò tươi 2 ly, đường cát trắng vừa đủ. Đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ hạt cắt miếng, cho cùng sữa vào máy xay sinh tố cho nhuyễn, uống tươi để giải khát.
- Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: Đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

10. Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): Ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast - Dallas).
Nghiên cứu của y dược học hiện đại về quả đu đủ cho thấy trong 100g đu đủ có 74-80mg vitamin C (là vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền sinh tố A) 500-1.250UI. Ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm. Đu đủ cung cấp tương đối nhiều năng lượng. 100g đu đủ chín cung cấp 44-55 calo (đường 12,8%). Do đó người có đường huyết cao được khuyên không nên dùng nhiều. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng, giúp da tươi nhuận.

Năm 2003, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một chất mới, tương tự như chất pyrroloquinolon (PQQ) ở người, được xem như một vitamin có vai trò quan trọng trong vấn đề sinh sản của chuột. PQQ là một hợp chất hữu cơ do thực phẩm cung cấp (động vật không tổng hợp được), có nhiều trong một loại thức ăn lên men từ đỗ tương gọi là Natto của Nhật, và tìm thấy trong các loại rau quả như đu đủ, quả kiwi, trà xanh, hồ tiêu v.v...

Nếu ăn hàng ngày 100g đu đủ chín trong nhiều tháng thì phần da lòng bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.

+ Công dụng khác
Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc.
- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
- Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...
Ở Ấn Độ, Xrilanca và Mailaysia, người ta dùng quả đu đủ xanh, lá, hột để phá thai. Các công trình nghiên cứu sau này cho thấy tác dụng ngừa thai là do chất nhựa papain có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ khi đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây một số nhà khoa học cho rằng tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.
Kiêng kỵ: Do đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng ở những trường hợp đang đi ngoài, đang uống các thuốc nhuận tẩy của Đông Tây y.

Tác giả: Ngyuyễn Thị Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay318
  • Tháng hiện tại14,763
  • Tổng lượt truy cập2,858,254
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây