Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý

Thứ tư - 23/11/2011 10:52

6619194.jpg

6619194.jpg
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý

 

1. Một số vấn đề về môn Địa lí Trung học cơ sở

 

Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này thì cần thiết phải có sự đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học một cách phù hợp và tương xứng.

Quán triệt những đổi mới về mục tiêu, chương trình Địa lí Trung học cơ sở được thiết kế thành 03 mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các bộ phận cơ bản này của chương trình có mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về:

+ Trái Đất - Môi trường sống của con người (cấu tạo, vận động, các thành phần tự nhiên và tác động qua lại giữa chúng, một số qui luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất)


+ Thiên nhiên và con người ở các Châu lục (các hoạt động của dân cư trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới).

+ Địa lí Việt Nam (đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sống).




Tất cả những kiến thức này đều có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, đòi hỏi ở người học không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biết cách phân tích, so sánh, liên kết các vấn đề để tìm ra kiến thức. Phù hợp với chương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác và tích cực. Nếu như sách giáo khoa cũ được trình bày theo lối thông báo – giải thích – minh họa thì với cách trình bày trong sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, phải khai thác kênh chữ, kênh hình để có thêm kiến thức.

Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Theo đó, giáo viên cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ những nội dung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức và phương pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh cách tự khai thác và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh việc chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn (kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí...) việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề...cũng hết sức quan trọng và đặc biệt là phát triển kỹ năng tư duy.



2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở

 

Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ tư duy (BĐTD).

BĐTD hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi rất nhiều cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Trong giáo dục, sử dụng BĐTD giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, lập kế hoạch học tập, kế hoạch công tác…

BĐTD được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học. Giáo viên và học sinh có thể thực hiện BĐTD trên bảng phấn, trên vở, trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm. Khai thác tính năng và sử dụng BĐTD có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực.

Sử dụng thành thạo và linh hoạt BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Với học sinh, việc tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh…qua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập lớn. Với các bài tập nhóm, sử dụng BĐTD còn giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

Giáo viên sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. Không những thế, sử dụng BĐTD còn giúp giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau…góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

BĐTD có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với sách giáo khoa. Sách giáo khoa là cơ sở để học sinh tiếp nhận kiến thức, cùng với việc sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu bài và thể hiện lại sự hiểu biết ấy thông qua BĐTD. Đây còn là một kênh thông tin phản hồi rất thiết thực từ học sinh đối với giáo viên. Giáo viên có thể dựa vào đó để nắm bắt được lượng thông tin mà học sinh tiếp nhận được, từ đó có hướng điều chỉnh đối với cả học sinh và cách dạy của chính mình cho phù hợp.

Trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một số cách sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở như là một gợi ý để giáo viên tham khảo, vận dụng trong dạy học có kết quả tốt hơn.

* Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ

 



Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm.

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay722
  • Tháng hiện tại15,167
  • Tổng lượt truy cập2,858,658
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây