Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
+ Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
+ Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hai mảnh nilông, 1 bút chì. Một kẹp giấy, hai đủa nhựa.
- Một mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
- Một mảnh len, một mảnh lụa. Một thanh thuỷ tinh.
2. Học sinh: Nội dung bài mới.
III. Tiến trình dạy học.
Kiểm tra bài cũ.
+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào ?
+ Một vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có tính chất gì ?
Trả lời:
+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
+ Một vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
Bài mới.
+ Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết một vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì chúng sẽ hút nhau hay đẩy nhau ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hai loại điện tích
- Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 1 như SGK.
Cho quan sát dụng cụ thí nghiệm
Cùng học sinh tiến hành thí nghiệm 1
Gọi HS hoàn thành phần nhận xét 1.
- Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 2 như SGK.
- Cho quan sát dụng cụ thí nghiệm
- Cùng học sinh tiến hành thí nghiệm 2
Gọi HS hoàn thành phần nhận xét 2.
-
Từ kết quả của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 các nhóm hoàn thành nội dung kết luận.
- Giới thiệu các quy ước về hai loại điện tích
Quy ước: Gọi điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
- Cho học sinh trả lời câu 1
* Rút ra kết luận chung:
- Đọc thí nghiệm 1.
Học sinh quan sát bạn mình cùng giáo viên làm thí nghiệm 1. (chú ý quan sát hiện tượng)
- Hoàn thành nhận xét 1: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- Đọc thí nghiệm 2.
* Giáo viên cùng học sinh tiến hành làm thí nghiệm 2.
-Hoàn thành nhận xét 2: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
- Các nhóm hoàn thành kết luận:
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- Đọc và trả lời câu 1
- Theo quy ước thanh nhựa sẫm khi cọ xát với mảnh vải khô thì nhiễm điện tích âm mà khi đặt gần chúng hút nhau nên mảnh vải nhiễm điện tích dương.
I. Hai loại điện tích
Kết luận:
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Hoạt động 2: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Cho học sinh quan sát hình vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử
- Cho HS đọc phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Cho HS nhận biết kí hiệu hạt nhân và êlectrôn đếm số dấu “+” ở hạt nhân và số dấu “-“ ở các êlectrôn để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện.
- Cung cấp thông tin:
- Nguyên tử có kích thước rất nhỏ
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
- Quan sát hình trên màn hình
Đọc phần II SGK
- Nhận biết kí hiệu hạt nhân