Nhã nhạc Huế trên sông Hương

Thứ năm - 17/11/2011 22:11

6591150.jpg

6591150.jpg
Nhã nhạc Huế trên sông Hương

 

 

ơ ơ Chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thãm ai thương ai cảm ờ ờ..
(Hò Mái Nhì, Nam Ai Nam Bình)

Về ngang qua bến sông Hương chiều nay, nhìn giòng nước xanh trong lờ lững trôi, tôi thấy tâm hồn mình như được tưới mát êm đềm sau một ngày thật dài với đủ tâm trạng vui-buồn lẫn lộn theo từng nơi từng cảnh.

Khi ngắm hồ Tĩnh Tâm thấy sen nở thắm cả mặt hồ, khóm trúc lao xao, liễu rủ thêu trên màn nước lung linh, cảnh đẹp thâm trầm thanh thoát khiến lòng tôi sâu lắng lạ thường. Lúc đi qua chùa Từ Đàm, nhìn cây bồ đề cổ đại xòe tán rộng che cao bóng mát, cành lá xum xuê xanh mượt tươi xinh với kiểu kiến trúc vững vàng nguy nga, tôi thả hồn trong tiếng chuông ngân dài vang xa, lòng cũng chơi vơi diệu vợi với bốn bề không trung tỏa rộng trí phiêu lãng thanh nhàn. Lòng ước mong chư Phật mười phương phổ độ cho thế giới muôn loài được yên vui trở về tâm tánh thiện lành, nhân hòa yêu thương nhau.

Chiều tối chúng tôi cùng đi bộ ra nhà hàng nổi trên sông Hương gần đó. Bữa ăn tối này khá thịnh soạn với các món ăn đặc sản xứ Huế, món bánh ít ram mặn, bánh nậm, bánh bèo chén, bánh bột lọc vẫn được tôi ưa thích hơn cả, và nhất là không bị đàn muỗi tấn công như tối hôm qua. Riêng món chè sen tráng miệng phải nói là ngon tuyệt với từng hạt sen được nấu bở mềm, ngậm tới đâu tan ra tới đó với chất vị ngọt thanh thơm khiết đậm đà. Tháng này đang là mùa sen, các hồ sen ở Huế nở rộ đầy, sen Huế ngon nổi tiếng, nhất là sen hồ Tịnh Tâm được chọn từ giống tốt, đặc biệt có loại sen bách diệp: hạt nhỏ nhưng ăn rất thơm ngon với hương vị thanh mát.

Mọi người thưởng thức buổi ăn tối có vẻ vừa miệng nên rôm rả tiếng chuyện trò, cười đùa vui vẻ. Từ rất lâu tôi đã nghe nói và nghe tả về những đêm trăng chèo thuyền trên sông Hương để nghe những điệu hát câu hò xứ Huế trữ tình, nên tôi thường ao ước có được một lần thưởng lãm. Tối nay, dù trăng sẽ lên muộn vì đã qua ngày rằm nhưng đoàn chúng tôi cũng được mời lên thuyền để thưởng thức chương trình hấp dẫn này.

Khi các ca, nhạc sĩ đã có mặt đầy đủ, thuyền từ từ đẩy mái chèo ra giữa giòng sông. Rèm được cuốn lên hết để đón gió và hơi nước thổi lên lồng lộng, mát rượi. Ban nhạc gồm có đàn tranh, đàn nguyệt và đàn nhị cùng trình tấu với năm tiếng hát điêu luyện ngọt ngào.

Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lững trên sông dưới cầu Trường Tiền giăng giăng ánh điện mầu như sao sa. Tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thương yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh của xứ Thần Kinh thơ mộng được dàn trải thành lời và được cất cao lên thành cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung Đình như Lưu Thủy, Xuân Phong, Long Hồ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Các cô ca sĩ trong những tà áo dài thướt tha lần lượt hát hoặc hò cho chúng tôi nghe rất nhiều bài ca hay. Từ những bài Nhớ Huế theo tổ khúc dân ca, Huế cùng điệu Hò mái nhĩ, khúc Nam Ai, Uy Nghi Ngọc Trản với lối Hành vân lúc khoan lúc nhặt, điệu Phú lục, tiếng Hương Bình, Bài Thơ Xứ Huế theo điệu Tứ đại cảnh, Cố Đô Huế theo điệu Cổ bàn nghe trầm trầm tha thiết lẫn sầu buồn man mác. Qua điệu Tình tang, Hò giã gạo vui tai với những câu hò câu đối thật hay. Ngay cả bài Mười Thương được chuyển thành Lý Quỳnh Tương nghe cũng là lạ dễ thương. Nhìn hai bàn tay đẹp của cô gái cầm dụng cụ như hai chén trà nhỏ, gõ chập vào nhau đánh thành nhịp phách trong trẻo càng thêm đậm đà ý nhị làm sao. Tôi lắng nghe tiếng hát cung đàn quyện trong lòng thuyền, hồn như trôi theo giòng sông nước chảy mênh mang, cuồn cuộn theo bao nỗi nhớ vô bờ.

 

Thật đúng là Huế mộng Huế mơ với dân tình ấm áp, bởi Huế với diện tích không lớn rộng, nhưng có đủ núi non sông hồ tạo cảnh xinh tươi, thành lũy cố đô với Hoàng thành cung điện nguy nga, các Lăng tẩm uy nghi hoành tráng tạo thêm phần cổ kính, kiêu sa.

Khoang thuyền nhỏ chật nên khung cảnh ấm cúng, thân mật. Mọi người im lặng lắng nghe. Tiếng đàn ca mỗi lúc thêm dìu dặt đong đưa với con thuyền chòng chành theo sóng vỗ mạn thuyền. Cảnh hai bờ sông cùng ánh sáng từ chiếc cầu Tràng Tiền thêm đẹp thêm tình với chiều dài uốn lượn sáu vài mười hai nhịp xinh xinh mềm mại như dáng rồng nằm ngủ chiếu lên những vẩy bạc lấp lánh. Chiếc cầu nối liền giữa hai bờ sông ngăn đôi phía bên này trường học phố thị, bên kia Đại Nội Hoàng Thành. Cầu Tràng Tiền trên giòng Hương giang thơ mộng này cũng đã gánh chịu thương đau với Huế mấy lần do cộng quân Bắc Việt trước đây từng đánh phá gẩy lìa mấy nhịp, khiến người dân khắp nơi dù không phải người con sinh ra ở Huế cũng đau lòng quá đỗi, nhất là hồi nhỏ tôi từng nghe qua mấy lời của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết mà thương mà xót:

’Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Thần Kinh
người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
khắp Cố Đô dân lành an vui...

Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi
cầu thân ái đêm nay gẩy một nhịp rồi
nón lá sầu khóc điệu Nam Ai...’
. (Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẩy)

Đó là những đổ vỡ đau lòng của ngày xưa khi bị giặc về reo rắc tang thương trong giai đoạn chiến tranh. Ngày nay, gần ba mươi năm qua, Huế bị đào xới thêm cảnh hoang tàn đổ nát.

Tôi thương mến Huế, nên ngắm nhìn Huế theo cảm quan và sự thơ mộng-thi vị của tấm lòng. Nhưng không thể phủ nhận được những nhận xét của một số người đi chung trong đoàn đã thất vọng ít nhiều khi không thấy Huế còn đẹp và thơ như trước nữa, bởi đó là sự thật, như lòng tôi cũng đau và thương xót biết bao để nói lên những điều này với những ai đang khát khao tìm về Huế, muốn đến Huế, thương yêu Huế:

ngày xưa, người ta nói:
’đường vô xứ Huế quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh họa đồ
thương em anh cũng muốn vô
ngại truông nhà Hồ, ngại phá Tam Giang...’

ngày nay, tôi chỉ thấy:
đường vô xứ Huế... ngổn ngang
chỗ cây cẫu gẫy, chỗ hàng quán ăn
muốn đi thăm hết Việt Nam
đi chưa tới Huế... cứ lầm lũi đi!
chao ôi một nước ba Ky
tiếng rằng thống nhất chẳng gì thấy vui
đường ra xứ Huế ngậm ngùi
bao nhiêu tử sĩ đã vùi xác thây?
ơ kìa... có lá cờ bay..
. máu trên núi Ngự chảy đầy sông Hương!

tôi về..
. muốn ngắm Quê Hương
muốn nhìn Đất Nước tỏ tường một khi
đặt chân xuống Huế, chẳng gì
vẫn là đá sỏi... đen bầm máu xưa!
Nam Giao đỏ rực lá cờ
sông Hương núi Ngự lặng lờ khói sương...
tưởng như mình đi lạc đường
nhưng không! đây nửa Nước... còn phân vân!

một lần về Huế... ngàn năm
mộ Vua, một dãi đất nằm cỏ lan
Cố đô nào cũng điêu tàn
nên chi Bà Huyện Thanh Quan mới buồn!
n.t.

ngọc thủy
mùa hè 2004

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay731
  • Tháng hiện tại15,176
  • Tổng lượt truy cập2,858,667
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây