Nhà giáo cần phải làm gì để trở thành tấmgươngvềđạo đức và tự học

Thứ hai - 21/11/2011 16:44

6582588.jpg

6582588.jpg
Nhà giáo cần phải làm gì để trở thành tấm
gươngvềđạo đức và tự học

01091616-21_400

Lời BQT: Sau gần hai tháng mở thư mục với mong muốn có bài viết về tấm gương sáng của nhà giáo, chí ít cũng nêu được một việc làm, một nghĩa cử tốt đẹp, nhưng đến nay chưa có được một bài viết nào.

Chúng tôi cho rằng, đội ngũ nhà giáo trường chúng ta có nhiều tấm gương về tư cách, gương mẫu trong công tác giáo dục rất xứng đáng được ghi nhận.

Tận tâm, tận lực làm việc một cách thầm lặng là bản tính thường có của nhà giáo chân chính. Họ dè dặt khi đón nhận lời khen, không muốn được tâng bốc này nọ một cách quá đáng để rồi có lúc coi họ không ra gì.

BQT rất cảm thông, chia sẻ  vì chúng ta đều là nhà giáo.  

Ngày 20/11 của năm 2011 đã đến gần, thân ái chia vui cùng các bạn đồng nghiệp ngày Tết của chúng mình! 

Nhân đây, chúng tôi đăng tải bài viết: "Nhà giáo cần phải làm gì để trở thành tấm gương về đạo đức và tự học" của NGƯT Phùng Đình Ước, từ Diễn đàn GD Bình Dương, để các bạn tham khảo.

Giáo dục là chìa khoá của thời đại, giáo dục phải đi trước thời đại với việc chuẩn bị những con người đáp ứng cho thời đại ấy. Trong một thời gian dài, giáo dục nước ta làm được rất nhiều việc. Tuy nhiên, với một lối mòn của tư duy, ngành giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã bộc lộ những thiếu sót, hạn chế, thậm chí là thụt lùi so với trào lưu giáo dục của thế giới.
May thay, cuộc vận động “Hai không” đã đặt ra những vấn đề để giải quyết các vấn nạn cuả giáo dục nước ta. Đổi mới tư duy trong giáo dục, nhìn nhận, đánh giá và yêu cầu chất lượng giáo dục phải tương thích và đi trước thời đại là vấn đề sống còn của giáo dục nước ta hiện nay.
Một trong những vấn đề sống còn của giáo dục nước ta hiện nay là phải đạt được 4 mục tiêu giáo dục của thời đại như UNESCO đã đặt ra là học để biết (to know), học để làm (to do), học để tồn tại (to be), và học để chung sống (to live); hay cụ thể hơn như Luật giáo dục 2005 sửa đổi đã qui định.
Vậy để đạt được các mục tiêu giáo dục đó, chúng ta phải làm gì? Các nhà quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô đã xác định nội dung, biện pháp để thúc đẩy cuộc cách mạng, chấn hưng giáo dục Việt Nam. Một trong những nội dung, biện pháp lớn là đặt ra những yêu cầu để người thầy giáo phải trở thành một tấm gương về đạo đức và tự học. Tại sao phải như vậy?
Theo thiển ý, đạo đức của người thầy giáo là điều kiện “CẦN” để có thể làm nghề dạy học. Đạo đức của người thầy giáo xưa và nay đều có một điểm chung: Đạo đức là điểm khởi đầu và là điều kiện tất yếu của nghề dạy học. Cái tâm trong sáng, đạo đức mẫu mực, phẩm chất thanh cao, cuộc sống giản dị, chân thành, độ lượng, khoan dung phải xuyên suốt cả cuộc đời và ngày càng toả sáng, là một trong những mục tiêu của đời người thầy giáo.
Tài năng sư phạm của người thầy giáo là điều kiện “ĐỦ” của nghề dạy học. Tài năng sư phạm không phải tự nhiên mà có, mà phải là một quá trình học tập và rèn luyện. Chúng ta cần nhìn nhận tài năng sư phạm trong thời đại mới: thời đại toàn cầu hoá - thời đại của văn minh trí tuệ - thời đại hội nhập kinh tế thế giới. Yêu cầu của thời đại đặt ra những vấn đề hết sức to lớn trong việc thu nhận và xử lý thông tin, chọn lọc thông tin, lập hàng rào miễn dịch trước những thông tin không phù hợp. Vì vậy, người thầy giáo cần phải đặt ra cho mình một nhu cầu tự học, nội dung tự học và phương pháp tự học. Việc tiếp cận những thành quả của nền văn minh trí tuệ, của công nghệ giáo dục hiện đại trong môi trường toàn cầu hoá, với sự giao thoa về văn hoá và trước yêu cầu phải nâng cao chất lượng giáo dục của đất nước ngang tầm các nước tiên tiến; đồng thời, giữ gìn, phát huy những bản sắc cuả nền giáo dục cũng như văn hoá dân tộc là điều vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn của nền giáo dục nói riêng, văn hoá nói chung.
Chúng ta đều đã biết vấn đề tự học là vấn đề của mọi thời đại, song trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề tự học, đổi mới tư duy trong các hoạt động sư phạm, sự sáng tạo trong công tác giáo dục là chìa khoá thành công của nền giáo dục đất nước.
Vậy thì, nhà giáo cần phải làm gì để trở thành tấm gương về đạo đức và tự học?
Nghề giáo có một điều rất đặc biệt so với tất cả các ngành nghề khác, đó là, người thầy giáo dùng cả nhân cách của mình để làm công cụ giáo dục cho thế hệ trẻ. Nhân cách của người thầy giáo chính là đạo đức mô phạm và tài năng sư phạm của họ. Làm sao có thể giáo dục đạo đức cho học sinh khi người thầy giáo không có đạo đức. Đạo đức của người thầy giáo là chuẩn mực của đạo đức xã hội. Tất cả các phạm trù đạo đức, khái niệm đạo đức, ý thức đạo đức, niềm tin đạo đức, nhu cầu về đạo đức, hành vi về đạo đức cần phải được phản ánh sinh động qua lời nói và việc làm của người thầy giáo. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm là yêu cầu cốt tử về đạo đức của người thầy giáo. Có như thế người thầy giáo mới trở thành tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo. Vì thế, đạo đức mẫu mực, trong sáng của người thầy giáo là công cụ để hình thành và củng cố niềm tin cho các em. Trong xã hội của chúng ta hiện nay, những hiện tượng tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, hối lộ, sự thoả hiệp, không trung thực, dối trá của người lớn diễn ra không phải là ít. Trước thực trạng đó, học sinh chúng ta rất dễ mất phương hướng, mất niềm tin. Vai trò của giáo dục, vì thế, lại đặc biệt quan trọng. Nhà giáo phải làm sao để sách vở và cuộc sống, lý thuyết và thực tiễn không tách rời nhau. Nhà giáo phải làm sao để học sinh nhìn nhận, đánh giá những mặt tiêu cực của cuộc sống với con mắt bình tĩnh, phân biệt được giữa bản chất và hiện tượng, thấy được cái tốt vẫn là cái chủ đạo, nhiều hơn, quyết định hơn so với cái xấu; và cái xấu cũng là một tồn tại tất yếu trong quá trình vận động phát triển, cần được hợp sức đấu tranh để hạn chế, tiêu diệt chúng, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để giáo dục các em có niềm tin vào cái tốt, cái đẹp, sự thể hiện sinh động về đạo đức, phẩm chất của người thầy giáo là nhân tố cực kỳ quan trọng.
Để có được đạo đức trong sáng, chuẩn mực, trong điều kiện hiện nay, người thầy giáo cần phải luôn luôn nhìn lại chính mình để xem mình thực sự là tấm gương sáng chưa. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân mình bằng sự trung thực, bằng sự khiêm tốn, giản dị, dũng cảm, bằng lòng tự trọng, bằng sự khoan dung là vấn đề hết sức quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức của người thầy giáo hiện nay.
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là một quá trình đấu tranh gian khổ. Người thầy giáo là những người thuộc thành phần trí thức, họ có nhiều ưu điểm song vẫn còn có những khuyết điểm. Một trong những khuyết điểm đó là bệnh chủ quan, đề cao cá nhân, đề cao cái tôi, đề cao thành tích, bảo thủ, cố chấp, thành kiến. Chúng ta dễ dàng nhận diện những hạn chế đó qua các hoạt động chuyên môn, thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thao giảng, sinh hoạt hội họp, dạy thêm học thêm, công tác thi đua, quan hệ đồng chí đồng nghiệp cũng như trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, cuộc đấu tranh này là một cuộc đấu tranh lâu dài mà bản thân nhũng người thầy giáo bằng sự khiêm tốn học hỏi, bằng lòng tự trọng, bằng sự trung thực, dũng cảm, bằng việc sử dụng tốt vũ khí đấu tranh phê và tự phê để thấy được những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của mình, để phấn đấu khắc phục, trở thành hình mẫu cho sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, để thực sự là nhà “mô phạm”. Có như thế, việc giáo dục của người thầy giáo mới đạt được hiệu quả
Như trên đã nói, nhân cách của người thầy giáo là sự kết hợp giữa đạo đức mô phạm và tài năng sư phạm của người thầy giáo. Tài năng sư phạm của người thầy giáo là kết quả của một quá trình rèn luyện, tích luỹ, trăn trở, lo toan mà trong đó cái TÂM của người thầy giáo là động lực thúc đẩy họ tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm để làm phong phú vốn kiến thức, vốn sống cũng như các phương pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục.
Chúng ta đều biết một nguyên lý của nghề dạy học. Đó là Dạy tức là Học. Tự học là vấn đề của mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hoá, thời đại của cạnh tranh và hội nhập đã đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề cho ngành giáo dục, người thầy giáo. Với sự tiến bộ vượt bực của khoa học công nghệ , phát triển kinh tế, văn hoá, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao đồng thời các mối quan hệ chính trị, xã hội trên thế giới cũng như trong bản thân mỗi nước đều có những thay đổi lớn. Cái tích cực và cái tiêu cực, cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái trì trệ đan xen. Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với ngành giáo dục, người thầy giáo là phải tự học, tự rèn để nâng cao nghiệp vụ sư phạm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới.
Vậy, chúng ta phải tự học những gì và tự học như thế nào? Nội dung của công tác tự học có rất nhiều vấn đề, đó là sự quán triệt mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, và phương pháp giáo dục hiện đại. Đó là sự quán triệt các phương pháp kiểm tra, thấm định chất lượng giáo dục, mà việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” hiện nay là một yêu cầu bắt buộc đối với nhà giáo chúng ta. Những vấn đề về mục tiêu, nội dung, phương pháp nêu trên cần được cụ thể hoá qua công tác giảng dạy, giáo dục; qua từng hoạt động, từng lãnh vực công tác, từng môn, từng chương, từng bài. Nội dung của phương pháp giáo dục cần phải được bổ sung, cập nhật, và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thời đại, đặc biệt là thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nếu người thầy giáo không tự học, không bổ sung, không vận dụng thì chắc chắn sẽ bị lạc hậu so với thời đại, lúc đó làm sao sản phẩm giáo dục của mình đáp ứng được các yêu cầu của thời đại. Do đó, có thể nói yêu cầu thường xuyên tự học, tự rèn của người thầy giáo theo Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nghề dạy học.
Có một vấn đề đặt ra là: Người thầy giáo phải dạy cho học sinh của mình biết cách tự học. Thông qua tự học, học sinh sẽ tự giải quyết được vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức, thấy được các mối quan hệ, biết phân tích và tổng hợp... từ đó có thể sáng tạo ra cái mới. Cái mới chính là yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu của sự phát triển, một sản phẩm làm ra phải bao gồm hàm lượng của trí tuệ của tâm hồn. Tấm gương tự học của người thầy giáo được thể hiện qua hiệu quả của công tác giảng dạy giáo dục sẽ đem lại những bài học nỗ lực vượt khó đi lên cho học sinh.
Người thầy giáo tự học qua sách báo, qua các phương tiện thông tin hiện đại, qua thực nghiệm giảng dạy, giáo dục, qua thực tiễn cuộc sống, qua đồng nghiệp, qua nhân dân và cả qua học trò mình. Vấn đề đặt ra là người thầy giáo sau khi xác định được các nội dung tự học còn cần phải biết phương pháp tự học, trong đó vấn đề quan trọng là phải biết tìm kiếm, chọn lọc thông tin và xử lí thông tin. Đó là điều không phải đơn giản trong thời đại tràn ngập thông tin hiện nay. Do đó, người thầy giáo cần lựa chọn những thông tin phù hợp phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy của mình. Lựa chọn để sử dụng, vận dụng, xử lí vào các hoạt động sư phạm, tình huống sư phạm phù hợp. Có thể nói việc tìm kiếm, lựa chọn thông tin và xử lí thông tin là vấn đề vô cùng quan trọng của cộng tác tự học mà không phải ai cũng làm tốt được. Thực tiễn cho thấy những thầy giáo giỏi, có trình độ, có năng lực, là những thầy giáo biết cách tự học, biết khiêm tốn học hỏi, biết trăn trở tư duy, biết không bằng lòng với chính mình, biết cầu tiến, mong muốn sự hoàn thiện và có ý chí vươn lên cùng với ý thức trách nhiệm và tình thương yêu đối với học sinh. Một thầy giáo giỏi là một thầy giáo biết được giới hạn của mình, biết được những điều chưa biết của mình, để cố gắng học hỏi, hoàn thiện. Vì vậy, sự khiêm tốn và ý thức cầu tiến, nổ lực tự học của thầy cũng là một tấm gương đạo đức để học sinh noi theo.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động “Hai không”, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bằng việc thực hiện khẩu hiệu hành động “Mỗi nhà giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học” là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Bằng sự khiêm tốn học hỏi, bằng cách nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, để thấy được những hạn chế, yếu kém của mình, đồng thời với lòng yêu nghề, yêu người, thể hiện trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, chúng ta chắc chắn sẽ có đủ dũng khí, niềm tin, lòng tự trọng và ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc vận động lớn của toàn Ngành nhằm đưa nền giáo dục nước ta ngang tầm với các nước trên thế giới, đảm bảo sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay.

                                         

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay454
  • Tháng hiện tại5,230
  • Tổng lượt truy cập2,550,476
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây