Bài 31. Cá chép

Bài 31. Cá chép
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHẠM TP.HCM
KHOA SINH HỌC
Đề 7:
Trình bày những hiểu biết về tập tính tự vệ và tấn công.
Cho ví dụ minh họa
Lớp: Sinh LT Bình Dương 2010. Niên Khóa 2010 - 2012
NHÓM 4
Hạp Thị Nga
Phạm Thị Huệ (1986)
Nguyễn Thị Mai
Lê Thị Thu Nguyệt
Trần Quốc Kha
NỘI DUNG
I/ Khái niệm tập tính học động vật
II/ Các loại tập tính
III/ Một số tập tính phổ biến ở động vật
IV/ Tập tính tự vệ và tấn công
Đặc điểm
Cơ sở thần kinh của tập tính
Tác dụng
Ứng dụng
Khái niệm
1. Hiện tượng
QUAN SÁT
Khái niệm
Một đàn ngỗng mới nở đi theo ngỗng mẹ và những con ngỗng mới nở từ lò ấp chạy ra theo người “chủ lò”. Vì đó là hình ảnh đầu tiên mà chúng nhìn thấy khi vừa ra khỏi vỏ.
1. Hiện tượng
Khái niệm
1. Hiện tượng
QUAN SÁT
Khái niệm
1. Hiện tượng
Định nghĩa tập tính
Tập tính học động vật là một chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời lại các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó giúp động vật thích nghi với môit trường sống và tồn tại.
Khái niệm
Tất cả những hiện tượng nêu trên đều là những biểu hiện của tập tính. Vậy tập tính là gì?
Các loại tập tính
Dựa vào đặc điểm của các tập tính động vật có thể phân biệt thành:
Tập tính bẩm sinh: Là loại tập tính mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi và rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi nhân tố di truyền.
Tập tính học được: Là loại tập tính được hình thành tronh quá trình sống của cá thể. Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính học được đó càng nhiều và càng phức tạp.
Tập tính hổn hợp: Còn gọi là tập tính bẩm sinh học được. Đây là loại tập tính trung gian giữa 2 loại tập tính nêu trên.
III/ Một số tập tính phổ biến ở động vật
Tập tính dinh dưỡng và kiếm ăn.
Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Tập tính tự vệ và tấn công.
Tập tính sinh sản.
Tập tính định hướng.
Tập tính vận động và di chuyển.
Tập tính di cư.
Tập tính xã hội.
IV/ Tập tính tự vệ và tấn công
1. Đặc điểm:
Là tập tính bẩm sinh đối với động vật có hệ thần kinh chưa phát triển
Là tập tính học được đối với động vật có hệ thần kinh phát triển
- Tập tính tự vệ và tấn công ở mỗi loài là khác nhau
2. Cơ sở thần kinh của tập tính
Các tập tính bẩm sinh: phản xạ không điều kiện.
Các tập tính học được: phản xạ có điều kiện.
IV/ Tập tính tự vệ và tấn công
IV/ Tập tính tự vệ và tấn công
3. Tác dụng:
giúp động vật
Lẫn trốn kẻ thù để tránh bị tiêu diệt
Chống lại kẻ thù để bảo vệ nơi ở và nguồn thức ăn cũng như tránh bị tiêu diệt.
- Bắt mồi
Sau đây là một số ví dụ minh họa Tập tính tự vệ và tấn công
- Một số côn trùng giống côn trùng, 1 số trông giống như lá cây xanh, lá nâu mục, cánh hoa nhiều màu, cành cây, nụ, gai, phân chim,… giúp côn trùng không bị kẻ săn mồi phát hiện và dọa nạt được kẻ săn mồi.
3.1.1 TỰ VỆ KIỂU NGỤY TRANG
3.1/ TỰ VỆ
3.1.1 TỰ VỆ KIỂU NGỤY TRANG
CON LƯỜI
Bộ lông dài và rậm, có loài tảo nhỏ sinh sống. Vào mùa mưa, tảo phát triển mạnh làm lông lười nhuộm màu xanh, hòa lẫn vào màu môi trường làm kẻ thù khó phát hiện.
BỌ QUE GAI
Hòa lẫn hoàn hảo với lá quăn mà nó ở trên đó. Vật săn mồi không thể nhận ra chừng nào nó còn giả bộ cây gai ở đó.
BỌ NGỰA
Trông giống như 1 bông hoa đẹp, thường thấy ở họ lan, để bắt mồi hoặc tránh các sinh vật có thể ăn chúng.
BẬC THẦY NGỤY TRANG
BƯỚM
BẬC THẦY NGỤY TRANG
BƯỚM
BẬC THẦY NGỤY TRANG
SÂU BƯỚM
BẬC THẦY NGỤY TRANG
TẮC KÈ
BẬC THẦY NGỤY TRANG
CÁ ĐỐM
BẬC THẦY NGỤY TRANG
NHỆN
CHÂU CHẤU
CON CUA
Khi bị đe dọa, con cua đưa những cái chân ở phía sau lên, vẫy và bật những cái càng khỏe mạnh để cảnh cáo
3.1.2.CÁC KIỂU TỰ VỆ KHÁC
ỐC SÊN
Khi bị tấn công tự vệ bằng cách cuộn mình vào trong vỏ, và bịt miệng vỏ bằng cái vẩy.
BỌ NHẢY
- Chân sau dài và khỏe như chân ếch, nó dùng để nhảy xa kẻ săn mồi.
CON NHẶNG
Nếu bỏ loài nhặng cánh có hoa văn giống chân con nhện nhảy và bụng có cái chấm giống con mắt giả vào thức ăn của nhện nhảy. Khi bị nhện nhảy tấn công, nó sẽ đập cánh loạn xạ, làm cho kẻ thù hiểu lầm đây là đối thủ xâm nhập địa bàn chứ không phải là mồi.
THẰN LẰN
Không nhanh nhẹn nhưng vẫn tồn tại được là nhờ đuôi dài, mầu nhiệm:
+ Khi gặp kẻ thù, thằn lằn vừa bỏ chạy vừa cắt bỏ lại chuỗi đuôi dài ngoe nguẩy, nhầm đánh lừa kẻ thù đó là con mồi , trong khi đó thằn lằn đã chạy thoát.
+ Khi gặp kẻ thù, cơ đuôi đột ngột co mạnh, làm 1 trong các đốt sống đuôi rời ra. Sau đó từ các đốt sống bị tổn thương sẽ mọc lại chiếc đuôi mới
CHUỘT NHẢY
Tự vệ bằng đuôi:
+ Khi kẻ thù đớp được đuôi thì ngay lập tức da đuôi lột tuột ra như chiếc tất và dính lằng nhằng vào răng kẻ thù, đủ thời gian con vật kịp chạy thoát
CON SAM
Tự vệ bằng đuôi: khi gặp kẻ thù nó nằm úp dưới đáy biển, chổng ngược chiếc đuôi dài, nhọn cứng ( giống chiếc bàn chông) về phía kẻ thù
BỌ ĐUÔI NGỰA
Tự vệ bằng đuôi: khi gặp kẻ thù nó uốn cong đuôi và bắn ra chất lỏng có mùi hôi ở cuối đuôi
CÁ ĐUỐI
Tự vệ bằng đuôi:
+ Khi gặp kẻ thù nó nằm vùi mình dưới cát, chỉ để hở mắt và gốc đuôi ra ngoài, đuôi dài như chiếc roi, trên đó mọc nham nhở những chiếc gai độc nhọn hoắc. Khi bị tấn công cá quất đuôi mạnh.
Loài thú có túi Châu Mỹ
Loài thú có túi sống chủ yếu trên cây với bộ lông rậm, mõm dài và đuôi không có lông. Chúng có tên opossum, có nghĩa là chơi trò giả chết. Đó cũng là cách tự vệ đặc biệt của nó.

Loài vật này sinh sống chủ yếu từ Canada tới nước Costa Rica. Bình thường, chúng vẫn có những phản ứng khi gặp nguy hiểm giống như các loài thú có túi khác như: kêu rít lên, cào cấu và nhe răng. Nếu tình thế nguy hiểm hơn, chúng có thể cắn ác ý. Tuy nhiên, nếu mọi cố gắng đều thất bại, tình thế trở nên cực kì nguy hiểm, chúng sẽ thực hiện "kế hoạch B" của mình: giả chết.
Loài thú có túi Châu Mỹ
Con vật sẽ thả rơi mình xuống mặt đất, miệng nhỏ dãi như thể bị ốm, nằm bất động với cái miệng mở ra. Bên cạnh đó, nó có tiết ra một chất có mùi như xác chết từ tuyến hậu môn của mình.
Loài thú có túi Châu Mỹ
Hầu hết các loài ăn thịt đều thích giết ngay con mồi của mình, còn không có hứng thú với những con vật đã chết. Chính điều này cứu sống con thú gặm nhậm này khỏi cái chết. Tuy nhiên, đây không phải là hành động giả điệu của nó, mà là một phản ứng tâm lý với hoàn cảnh gây căng thẳng cao độ. Nó rơi vào trạng thái hôn mê trong khoảng vài giờ, chỉ tỉnh lại sau khi kẻ thù đã bỏ đi. Chưa ai có thể giải thích điều bí ẩn này của cơ thể chúng.

Loài thú có túi Châu Mỹ
Vượn cáo Tây Phi
Đúng như tên gọi, loài vượn cáo chỉ tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng là một loài vật bé nhỏ, trông giống như họ hàng loài gấu sống trên cây. Nhưng sự thực là chúng thuộc họ linh trưởng.

Vượn cáo là loài thú sống về đêm, thức ăn chủ yếu là nhựa cây, hoa quả và các loài động vật nhỏ. Vì di chuyển chậm chạp, các loài ăn thịt dễ dàng đe dọa mạng sống của chúng. Vì vậy, chúng có một cách tự vệ rất đặc biệt.
Vượn cáo Tây Phi
Chúng mở rộng phần cột sống từ cổ tới vai, tạo thành những điểm lồi, giống như một thứ vũ khí đặc biệt. Điều này, ngoài việc đe dọa kẻ thù, còn khiến cho chúng khó bị nuốt hơn.


Những phần cột sống này cũng có tác dụng như một chiếc khiên, bảo vệ phần cổ của con vượn cáo khỏi những cú cắn chết người của kẻ thù vào những điểm yếu như cổ hay sau đầu.
Vượn cáo Tây Phi
Tê tê
Lớp vảy cứng, loài tê tê gần như không phải lo ngại kẻ thù nào.
Loài vật này sống chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Tê tê có vẻ bề ngoài khá kì dị với lớp vỏ giáp khiến chúng trông như những nón thông khổng lồ di động. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài sâu bọ. Mặc dù có những móng vuốt lớn và đầy sức mạnh, nhưng chúng hiếm khi sử dụng như vũ khí. Thay vào đó, nó cuộn người lại như một quả bóng, khiến chúng rất khó bị loài thú ăn thịt trải ra. Phần rìa sắc nhọn của lớp vảy khiến chúng rất khó bị tác động bởi hầu hết các loài ăn thịt.

Ngoài ra, chúng có thể tặng cho kẻ thù những cú quất đuôi mạnh mẽ, gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Tê tê
Tê tê có thể cuộn mình thành quả bóng và lăn trốn rất nhanh.
Tê tê
Và đó không phải là tất cả. Loài tê tê ở đảo Sumatran còn tự cuộn mình thành quả bóng và bất thình lình cuộn đi với tốc độ cực nhanh để chạy trốn.

Giải pháp cuối cùng của loài tê tê để phòng thủ là tiết ra một chất hôi thối, dinh dính từ hậu môn để đẩy lùi kẻ thù. Chính vậy, loài thú này hiếm khi phải lo lắng về những kẻ thù của mình.


Tê tê
Tatu
Cuộn mình như quả bóng da, không một khe hở cho kẻ thù là cách tự vệ của tatu.
Mọi người vẫn nghĩ, loài tatu với lớp áo giáp nặng nề, bảo vệ nó giống như mai rùa sẽ không bị các loài thú ăn thịt tiêu diệt. Tuy nhiên, chúng không dựa vào lớp vỏ dày dặn đó để bảo vệ trước các loài thú ăn thịt lớn. Thay vào đó, chúng tự đào hố để chôn mình dưới đất để trốn thoát.

Loài tatu ở Nam Mỹ còn đặc biệt hơn ở khả năng cuộn thành một quả bóng hoàn hảo. Ngoài lớp vỏ giáp ngoài cột chặt thít, phần đầu và đuôi đan vào nhau khi loài vật này cuộn thành quả bóng. Điều này giúp chúng hoàn toàn an toàn trước mọi kẻ thù.
Tatu
Trông tatu giống như một con vật mặc áo giáp vàng.
Tatu
Ngoài ra, chúng có một trò tự vệ đặc biệt nữa là, tạo nên âm thanh kì lạ trước khi cuộn tròn thành quả bóng, khiến cho kẻ thù giật này mình. Chính vì vậy, những con tatu không cần phải đào lấy hang cho mình mà sử dụng những cái hang đã đào của các loài vật khác.


Tatu
Nhím có mào
Loài nhím có mào có thể gây chết kẻ thù bằng cách đâm lông vào kẻ thù.
Loài nhím có mào sinh sống ở châu Phi và cả ở phía Nam châu Âu, chủ yếu là ở Italia. Chúng được coi là loài
gặm nhấm lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những loài thú có vú tự bảo vệ mình tốt nhất.

Vũ khí lợi hại của chúng là những chiếc lông cứng và sắc nhọn bằng keratin. Nên dù màu sắc của lông thường là trắng và đen, khiến chúng dễ bị kẻ thù phát hiện từ xa nhưng chúng vẫn có thể an toàn.

Khi bị đe dọa, chúng thường lắc cái lông đuôi, tạo ra những tiếng ồn để đe dọa kẻ thù. Nếu không hiệu quả, chúng cố gắng quay lưng, tấn công hay đâm kẻ thù bằng phần lông cứng ở thân.
Nhím có mào
Những chiếc lông nhím rất dễ gãy. Khi chúng đi vào cơ thể kẻ thù, những cái ngạnh nhỏ ở phía đầu lông cắm sâu vào vết thương của kẻ thù. Nhiều con vật đã bị chết từ do bị nhiễm trùng từ những vết thương như vậy. Nguy hiểm hơn, khi những cái lông cứng chọc sâu vào thịt, chúng phá hoại các mạch máu và cả nội tạng.
Có nhiều trường hợp, loài nhím này bị rơi từ trên cây và bị chính lông của mình chọc vào người. Nhưng nhờ có chất kháng sinh trong máu, chúng không
Nhím có mào
Nhím có chất kháng sinh trong máu giúp không bị nhiễm độc khi gặp tai nạn.
Nhím có mào
Lưỡng cư có nhiều kẻ thù trong động vật Có xương từ cá đến thú và động vật Không xương sống (nhện độc, bò cạp, rết ...). Sự tự vệ của chúng thường có tính chất thụ động, chúng chạy trốn kẻ thù và tìm nơi ẩn nấp.Ví dụ cóc bùn khi gặp nguy hiểm dùng chân sau đào một cái lỗ trong vài phút rồi trốn dưới đó.
Lưỡng cư
Lưỡng cư
Nhiều loài có màu sắc mang tính chất tự vệ rõ rệt. Nhái bám sống trên thân cây có màu vàng đất hay màu nâu (hót cổ). Các loài bám trên lá cây thường có màu xanh (chàng hiu). Nhái bám nhỏ (Philautus) dễ lẫn trong đám địa y. Nhiều loài ếch có vết đen trên thân làm ngụy trang những bộ phận chủ yếu của con vật. (mắt, đùi, ống chân...). Cóc thường dễ lẫn với đám đất. Nhiều loài lưỡng cư có thể thay đổi màu sắc cho phù hợp với môi trường (ếch, nhái, chàng hiu...). Một số loài lưỡng cư khác có màu sắc sặc sỡ, có tính chất báo hiệu, mặt bụng của cá cóc Tam Ðảo có màu da cam, cóc tía (Bombina) khi gặp nguy hiểm, chúng cong lưng, nằm ngửa để lộ phần da dưới bụng có màu sắc sặc sỡ để kẻ thù phải sợ.


Lưỡng cư
- Một số loài lưỡng cư có khả năng giả chết. Cóc tía, nhái bầu khi gặp nguy hiểm thì nắm ngửa, nhắm mắt và nín thở.
- Một số loài lưỡng cư không đuôi phình thân thật lớn để dọa kẻ thù, miệng mở to để dọa nạt. Thân phồng lớn cũng giúp con vật ẩn chật trong khe hốc khó bị lôi ra ngoài (ểnh ương, cóc, nhái..).


Lưỡng cư

- Một số loài lưỡng cư cỡ lớn khi bị tấn công đã tìm cách cắn lại (Amphiuma), có loài phát ra tiếng kêu. Vũ khi tự vệ lợi hại nhất của lưỡng cư là các tuyến da tiết ra chất độc. Một số tuyến độc rõ ràng phân tán hay tập trung thành các khối tuyến để bảo vệ các nơi trọng yếu của cơ thể như ở đầu. Thông thường chất độc kích thích màng nhầy của miệng kẻ thù làm cho chúng không dám tấn công liên tiếp. Chất độc của cóc tiêm vào chim thú sẽ làm ngừng hô hấp và liệt cơ. Nọc của cóc Bufo marima làm chết chó khi cắn phải con vật. Ðặc biệt ếch độc Nam Mỹ có nhựa rất độc, các thợ săn Colombia dùng để tẩm tên, có thể giết chết khỉ lớn hoặc báo.
Lưỡng cư
Chúng có nhiều cách tự vệ khác nhau. Để tự vệ mình thì rắn có cấu tạo khác thường trên cơ thể hoặc màu sắc trên da: rắn lục, rắn dây,. có màu xanh lá cây. Hình dạng của rắn rất quan trọng trong vấn đề nguỵ trang: như rắn bò có thân hình mảnh tương tự như một phần của cây.
CÁCH TỰ VỆ CỦA RẮN
Một số rắn không độc lại có màu sắc tương tự như rắn độc để tránh được kẻ thù và được bảo vệ.
CÁCH TỰ VỆ CỦA RẮN
Rắn hổ mang, rắn hổ chúa chúng tự chủ động bảo vệ bằng cách cất cao cổ phù mang, bạnh cổ để doạ nạt hoặc phun nọc để làm mù mắt kẻ thù.
Nhiều loài rắn chơi trò giả chết khi bị đe doạ.
CÁCH TỰ VỆ CỦA RẮN
Đối với những loài động vật hình thức sống bày đàn Tự vệ là hình thức các loài động vật sống thành bày đàn với nhau, tập trung lại với nhau để tự vệ, chống lại kẻ thù, Như các đàn trâu rừng, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn hươu… trong các đàn này cũng có sự phân công rõ ràng giữa các con trong đàn. Con đực đầu đàn đi đầu, còn các đực khỏe mạnh thì đi bên ngoài để bảo vệ cả đàn, có thể tấn công lại kẻ thù hoặc chỉ là hình thức tự vệ khi có kẻ thù đến, còn những con cái, con non, con già yếu thì ở trong vòng bảo vệ của những con đực bên ngoài.
Động vật sống bày đàn
Hay những loài cá, chúng sống thành đàn rất lớn và thưởng tập trung thành một khối khi di chuyển. Chính việc sống thành một đàn lớn và tập trung như vậy làm cho chúng dễ dàng thoát khỏi những loài cá khác.

BẠCH TUỘC
Có những vòi dài, chứa nọc độc.
Nó có thể thay đổi màu sắc để hòa mình vào môi trường xung quanh.
3.2/ TẤN CÔNG
CÁ MẶT QUỶ
Nằm dưới đáy đại dương và chộp bất kì con cá nào đi ngang qua. Nó có những cái gai nhỏ chứa đầy nọc độc để giết chết con mồi.
Động vật sống bày đàn
Đối với những loài động vật hình thức sống bày đàn tấn công là hình thức kiếm ăn tập thể của một số loài thú ăn thịt, một số loài cá… chúng tập trung thành đàn lớn hoặc nhỏ và đi săn tập thể. Chính việc tập trung như vậy làm tăng hiệu quả của việc săn mồi, cũng như tấn công con mồi có hiệu quả hơn.
Các loài sư tử, loài linh cẩu… thường tụ tập thành đàn một vài con một để săn mồi dễ dàng hơn. Trong cuộc săn mồi có sự phân công rất rõ ràng. Như ở sư tử một đàn có con đầu đàn thường là con đực to, khỏe, nhanh nhẹn…
Khi đi săn chúng rất ít khi tham gia và quá trình đuổi bắt mà quá trình này được thực hiện do các con cái trong đàn đảm nhận, còn lúc bắt được mồi rồi thì con đầu đàn lại được ăn trước.
Linh cẩu săn mồi
Con sư tử cái đã lựa chọn được một con ngựa vằn và bắt đầu rượt đuổi để tấn công con mồi.
Đàn chó sói đuổi theo con linh dương
Các loài chim
 Chim troáng coù tính saân si haùu ñaù ñeå ñaùnh ñuoåi keû thuø ra khoûi laõnh ñòa cuûa mình
? Còn ở chim mái tính sân si háu đá để sinh tồn ,bảo vệ lãnh thổ của con trống ,tức là bảo vệ kho lương thực cho chính ổ con của nó sau này(do rừng rộng nhưng thức ăn rất hiếm hoi).Điều đó giải thích lý do tại sao vào mùa sinh sản chim mái trở nên rất hung dữ,trong khi binh thường chim mái rất hiền lành,
Các loài chim
Rắn tấn công mồi bằng miệng, sau khi giữ chặt con mồi, rắn dùng thân cuốn ép làm con mồi mất khả năng cử động và hô hấp, sau đó mới tìm cách nuốt.Những rắn có nọc độc sau khi cắn mồi, đợi mồi bị tê liệt hoàn toàn chúng mới nuốt chửng.
Các loài rắn
Rắn nuốt chửng được mồi là vì nó có một hàm hai khớp nối và những dây chằng đàn hồi nối các xương hàm với nhau. Điều này cho phép miệng con rắn mở ra thật to để có thể nuốt chửng thức ăn lớn hơn cái đầu của nó. Rắn rất tham ăn có thể nuốt đựơc con mồi lớn gấp 4 -5 lần cơ thể chúng. Khả năng nhịn ăn của rắn rất giỏi
Các loài rắn
Loài ong mỗi khi đốt người xong thì chính chúng phải chết, dù ong vốn không thích màu đen và cũng không thích mùi vị gay gắt như rượu nhưng ai mặc đồ đen hoặc mới uống rượu mà đến gần tổ ong thì sẽ bị chúng tấn công dù chúng không muốn đốt người.
ONG MẬT
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Bảo vệ mùa màng
Bắt gặp rầy nâu đang đậu, kiến đỏ bất ngờ xông đến, tập kích cắn cổ rầy nâu tha về tổ. Nếu gặp rầy nâu to, kiến đỏ liệu sức không bắt nổi liền chạy về tổ gọi thêm đồng loại triển khai vây bắt bằng được con rầy nâu đó.
Con người
Tập tính tự vệ và tấn công ở con người rất phức tạp vì con người biết vận dụng kinh nghiệm của mình. Biết sáng tạo và có khả năng chế tạo công cụ. Vì vậy con người có rất nhiều hình thức tự vệ và tấn công.
Đấu tranh chống quân xâm lược
Săn bắt các loài thú
Tuy ấu trùng rầy nâu chui sâu vào trong thân cây mía, nhưng với tài trinh sát, khôn khéo kiến đỏ bám sát và chiu vào tận tổ đốt chết ấu trùng rầy nâu rồi kéo xác tha về tổ kiến.
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Kiến đỏ là loài côn trùng sống quần thể, những người trồng mía nắm được tập tính sinh hoạt của chúng, đã nuôi và gây giống kiến đỏ thành công, cung cấp đội quân cận vệ ngày càng đông cho vườn mía.
Theo thống kê ở vườn mía có nuôi kiến đỏ, tỉ lệ sâu rầy từ 10% xuống còn 1%, nếu nuôi kiến đỏ trong ba năm liền thì vườn mía cơ bản sách bóng rầy nâu.
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Cá vòi
Ơ vùng biền nhiệt đới và ôn đới có một loài cá rất đặc biệt, trê đầu cá có một chiếc vòi mềm như vòi đỉa nên được gọi là "cá vòi".
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Loài cá này thường dùng bám chặt vào bụng cá mập, cá voi, cá nóc và rùa biển, có khi còn bám chặt vào đáy thuyền. Như vậy chúng vừi tránh được kẻ thù, vừa được đưa tới những vùng có nhiều thức ăn.
Cá vòi
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Vì vòi của cá vòi có sức hút rất mạnh nên cư dân ở một số nước gọi cá vòi là lưỡi câu sống, tức là dùng cái vòi để câu các loài cá khác.
Cá vòi
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Người ta chỉ cần buộc một sợi dây nhỏ và dai vào đuôi cá vòi rồi thả nó xuống biển, đợi khi sợi dây căng mạnh tức là cá vòi đã bám chặt vào bụng một con cá khác, người ta chỉ việc quay dây kéo về là sẽ bắt được con cá to b? cá vòi bám rất chặt vào bụng
Cá vòi
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Ưng dụng trong an ninh quốc phòng
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Với khứu giác nhạy bén của mình, những chú chó nghiệp vụ này đã giúp lực lượng cảnh sát tìm ra thủ phạm trong nhiều vụ án quan trọng và khó khăn
Chó nghiệp vụ không những tìm ra thủ phạm, mà còn nhận biết được đường đi, phán đoán được tình hình, đánh hơi được dấu chân của địch để bám theo truy kích
Cá mũi tên
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này phát hiện khi thấy cá mũi tên đâm thủng ván thuyền, lực xung kích mà nó nhận được là 150kg, thuyền bị xuyên thủng còn mũi tên thì nguyên vẹn.
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Xương sọ của cá mũi tên có kết cấu tương đối chặt chẽ lại gắn liền với phần gốc của mũi tên khiến cho cámũi tên có thể chịu đựng được lực xung kích rất mạnh
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Kết cấu này đã được các nhà khoa học học tập , ứng dụng khi thiết kế chế tạo phi thuyền vũ trụ.
MÈO
Mèo là những động vật đầu tiên mà con người sử dụng tập tính phục vụ cuộc sống của mình đó là tập tính giả thú bắt mồi ăn thịt của chúng đã được bầy đàn người nguyên thuỷ ứng dụng trong việc bắt chuột.
4. Ứng dụng của tập tính tự vệ và tấn công
Các giác quan như: thính giác, xúc giác cũng rất nhạy bén chỉ một tiếng động khẽ của con mồi mèo cũng dễ dàng phát hiện, mèo còn dùng mũi đánh hơi phát hiện ra chỗ ẩn nấp của chuột,
Tài liệu tham khảo.
Hỏi đáp về tập tính động vật – PGS.TS Vũ Quang Mạnh (chủ biên). NXB giáo dục. Tái bản lần thứ hai
Tập tính học động vật - PGS.TS Vũ Quang Mạnh (chủ biên). NXB giáo dục.
Đấu tranh sinh tồn – Trịnh Huy Triều (biên soạn). NXB trẻ
Trang web http://www. Google.com.vn
Chúc thầy và tất cả các bạn học viên sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 31. Cá chép
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hạp Thị Nga
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Sinh học 7
Gửi lên:
05/04/2012 08:09
Cập nhật:
05/04/2012 08:09
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
14.40 KB
Xem:
466
Tải về:
152
  Tải về
Từ site Trường THCS Long Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay91
  • Tháng hiện tại8,643
  • Tổng lượt truy cập2,553,889
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây