Đồng bào dân tộc Chăm (Minh Hòa, DầuTiếng):Tíchcựclưugiữ bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ năm - 16/02/2012 12:07

7045376.jpg

7045376.jpg
Đồng bào dân tộc Chăm (Minh Hòa, DầuTiếng):Tíchcựclưu
giữ bản sắc văn hóa dân tộc

t10trang_500 

Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) Chăm tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng ngày nay đã có nhiều đổi mới. Cuộc sống “hòa nhập” mà vẫn không“hòa tan” đi bản sắc văn hóa dân tộc mà họ đã gầy dựng từ ngàn năm. Trong sinh hoạt đời thường, lễ cưới, các lễ hội cộng đồng vẫn được tổ chức theo thủ tục riêng cùng các nghi thức vốn có.

Giữnguyên trang phục truyền thống

“Làng Chăm đạo Hồi”, là tên người dân xung quanh ưu ái gọi cho vùng đất thiêng nơi người Chăm chọn dừng chân tại Minh Hòa. Nhìn chung, nhờ các chính sách đầu tưthỏa đáng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của tỉnh, đời sống ĐBDTTS Chăm đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, phải kể đến sự vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của chính mình, họ đã biết thâm canh trồng cao su, hoa màu... ĐBDTTS Chăm đã có thánh đường riêng, trường học dạy tiếng Chăm cho con em dân tộc. Conđường đến làng Chăm Minh Hòa ngày nay không còn khiến nhiều người e ngại vì“nắng bụi, mưa lầy” mà thay vào đó là con đường đổ bê tông, rộng thoáng. Tuy nhiên điều đáng ghi nhận tại đây, cho dù bà con ĐBDTTS Chăm đã “hòa nhập” với người Kinh nhưng vẫn luôn gìn giữ, bảo tồn phong tục truyền thống của dân tộc. Chỉ nán lại ấp Hòa Lộc vài ngày, chúng tôi đã hiểu phần nào văn hóa của dân tộc Chăm trong sinh hoạt đời thường, trong lễ cưới và các lễ hội cộng đồng...

Anh A Zít, người dân tại đây, tâm sự: “Chúng tôi vào Bình Dương sinh sống đã rất lâu, được tiếp cận với nhiều nền văn minh khác nhau của người Kinh nhưng chúng tôi vẫn giữ vững nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Mỗi sáng thứ sáu hàng tuần, chúng tôi đều đến thánh đường nghe giảng đạo lý và gặp gỡ mọi người. Mặc áo dài truyền thống và váy tại nhà, hoặc khi dự các lễ hội”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trang phục của phụ nữ Chăm là sự kết hợp hài hòa giữa áo dài bít tà, mặc chui đầu mà họ gọi là “Aw loah” (áo có 3 lỗ) và váy (váy kín và vát mở). Váy mở (aban) là loại váy quấn bằng tấm vải, hai mép vải không may dính vào nhau, khi mặc cặp váy được xếp vào và lận vào bên trong giữ chặt eo hông. Còn váy kín (khan) thì hai mép đầu vải được may dính vào nhau hình ống. Váy Chăm có nhiều màu đen, đỏ, xanh... nhưng chủ yếu là nền đen, dệt nhiều hoa văn. Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ trang phục không thể thiếu khăn đội đầu, với những đường nét hoa văn đơn giản. Trang phục đàn ông Chăm thường mặc là loại áo gọi là “aw tah” (áo dài) và váy đen, trắng.

Ông Kho Sanh, thầy dạy giáo lý tại làng Chăm đạo Hồi, chia sẻ, dù cuộc sống thayđổi, nhưng mỗi người Chăm tại đây vẫn rất tự hào vì đã biết lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Để con cháu mai sau không quên lãng đi trang phục truyền thống, bản sắc văn hóa mà tổ tiên, mỗi lần giảng giáo lý, tôi đều nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa là giữ gìn đạo lý sống của chính mình.

Đám cưới truyền thống

Đêm về, thời tiết tại đây bắt đầu chuyển lạnh để bù bớt cái nắng gắt, bỏng rát ban ngày. Trong làng có đám cưới làm không khí càng thêm nhộn nhịp, vui tươi. Tiếngđàn, hát thâu đêm, những bài hát của ĐBDTTS Chăm vang lên cùng với tiếng đàn Paranưng sôi động, réo rắt lòng người... bất chợt tôi nhớ đến lời bài hát “Pa ra pa ra nưng, ôi tiếng trống ru lòng tôi... Pa ra pa ra nưng, ôi tiếng trống những chàng trai, thương ai thương ai đợi chờ...” khiến chúng tôi không thể rời bước, rồi cùng theo nhịp đàn, tiếng hát, điệu múa của các thiếu nữ Chăm để đến dự “thử” một đám cưới của người Chăm.

Theo lời kể của các vị chức sắc trong làng, trai gái Chăm muốn cưới nhau phải có ông mai bà mối. Cha mẹ nhà trai sẽ tìm hiểu và nhờ ông Giáo cả (đại diện nhà trai) ngỏ lời với nhà gái. Tuy nhiên trên thực tế thì họ có quyền tìm hiểu, ngỏ lời trước khi đến lễ chạm ngõ. Khi được chấp thuận, nhà trai sẽ làm lễ “dứt lời”,tức là khẳng định mọi việc đã được thống nhất. “Phong tục tập quán cưới củađồng bào Chăm là phải được cha mẹ mai mối theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồiđó”, tuy nhiên nếu lấy nhau mà chưa hiểu gì nhau thì sẽ không hạnh phúc, không gắn bó với nhau lâu dài. Bởi vậy, trong việc cưới hỏi người Chăm đã có sự cách tân, nhưng không nhiều. Hai gia đình đã ưng ý, chấp nhận làm mai mối nhưng phảiđể các con tìm hiểu nhau. Nếu thấy hợp tính, hợp nết gia đình hai bên sẽ tiến hành làm lễ cưới. Khi tiến hành cưới, mọi phong tục tập quán vẫn diễn ra nhưthường lệ”, ông Kho Sanh nói.

Trong ngày cưới, cô dâu được trang điểm lộng lẫy cùng trang phục áo dài nhung đỏ,không xẻ hông, tóc và hai tai đều cài hoa, trâm cài đầu và đeo trang sức. Đám cưới diễn ra trong 3 ngày. Đầu tiên là ngày họp họ, làm bánh, bánh dùng trong lễ cưới gồm có 3 loại: Bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) và món cơm cà-ri bò. Ngày thứ hai “lên ghế” (giường), mỗi gia đình nhà trai, nhà gái, người đại diện sẽ đọc những lời cầu nguyện cho cô dâu, chú rểsống bình an, hạnh phúc, sau đó mời cơm dân làng. Ngày thứ ba “đưa rể”, chú rểcùng đoàn nhà trai đến nhà gái. Một tay chú rể được buộc với một đầu chiếc khăn mùi xoa, đầu khăn kia do một người cầm. Khi đến nhà cô dâu, chú rể cùng đoàn nhà trai, nhà gái làm lễ và cùng ngồi quây tròn lại truyền tay nhau xem các sính lễ. Sau đó, mọi người cùng nhau đọc kinh, cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

Ông Bùi Đình Phúc, phụ trách văn hóa - thông tin xã Minh Hòa, cho biết, tuy sống chung với người kinh khá lâu nhưng người ĐBDTTS Chăm vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa. Những nét đẹp văn hóa của người Chăm đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa xã Minh Hòa nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Nhằm phát huy, bảo tồn phong tục tập quán của người Chăm, trong thời gian qua, xã đã tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, hội diễn thời trang các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí đi lại, sinh hoạt khi họ tham gia các hội thi do huyện, tỉnh tổ chức. Qua đó, mong muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm của đồng bào Chăm phải luôn bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa từ phong tục tập quán của dân tộc mình.

Điều làm chúng tôi luôn thấy vui, ấm áp là sự mến khách, nồng hậu của gia đình và cộng đồng Chăm. Họ rất đoàn kết và yêu thương nhau, trong những ngày trước và trong đám cưới... người thân, bạn bè, hàng xóm mỗi người một tay góp vui, góp việc nào là gói bánh, cất rạp... tạo nên sự gắn kết cộng đồng đầy tính nhân văn. Cùng vui với cộng đồng trong lễ cưới của trai gái làng, tôi càng hiểu và yêu thêm văn hóa dân tộc Chăm.

                                                                                              THIÊN LÝ

                                                                                         Báo Bình Dương

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay24
  • Tháng hiện tại1,780
  • Tổng lượt truy cập2,547,026
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây