Náo nức lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương

Thứ sáu - 11/11/2011 11:11

6552754.jpg

6552754.jpg
Náo nức lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương
 
“Cây có gốc”. “Nước có nguồn”. “Chim tìm tổ”. “Người tìm tông”. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, thời khắc đẹp đẽ nhất trong năm, khi những đợt rét đậm qua đi, nàng xuân ấm áp ùa về tràn ngập trên khắp làng quê ngõ xóm, con cháu “cha Rồng, mẹ Tiên” một lòng hướng về quê cha đất tổ, hành hương dâng lễ, tỏ lòng biết ơn cội nguồn.

Hùng Vương sinh ra từ mẹ Tiên cha Rồng, tức là đức trời đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu, đến ngày sinh thì được an định vào ngày mùng 10 tháng 3 cùng một ý đất trời lưỡng hợp.

 

 

Vì thế dân gian vẫn lưu truyền Hùng Vương là một mẫu mực người tròn đầy viên mãn cũng như cân đối một cách siêu việt. Sự viên mãn còn được thể hiện ở sự hòa hợp trời đất như tích trầu cau nơi ba yếu tố lá - đá- cây biểu tượng cho trời - đất- người quyện vào nhau tạo nên một chất mới là màu đỏ tươi thắm.

Rõ hơn nữa phải kể đến là sự tích bánh chưng- bánh dày. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh dày tròn tượng trưng cho trời, hai thứ bánh này xếp chồng lên nhau chỉ sự sinh sôi nảy nở, mang đậm tín ngưỡng dân gian.

Theo truyền thống, người dân tỉnh Phú Thọ, nơi có đền thờ Quốc Tổ trên đỉnh núi Nghĩa Linh sẽ thay mặt đồng bào cả nước làm giỗ Tổ Hùng Vương. Khu vực đền Hùng đến nay vẫn là cái nôi của những huyền tích, truyền thuyết.

Mấy nghìn năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, đánh giặc và xây dựng, trông coi, gìn giữ, đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn sức mạnh, niềm tin, chói sáng một nền văn minh cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, những ngọn đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình nằm san sát nhau mang theo truyền thuyết về trăm con voi, 99 con hướng về đền còn một con ngoảnh mặt đi đã bị chém đầu trừng phạt, những lúc trở trời cổ còn ứa máu.

Đỉnh núi Hùng, dáng như rồng vươn tới, nhìn về ngã ba Việt Trì là hàng chục quả đồi như đàn rùa nổi lên mặt nước chầu về đền. Bên phải núi, đồi Khang Phụ như dáng hổ phục, bên trái là đồi An Thái như vị tướng cầm nỏ giữ đền.

Nơi vua ghì cương ngựa sau thành làng Ghì Cương, dưới chân núi là làng Thậm Thình, nơi xưa dân làng đã thức suốt đêm thậm thình để giã gạo làm bánh cho chàng Lang Liêu dâng vua.

 

Lễ hội giỗ Tổ, hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Cứ năm năm một lần, nếu vào những năm chẵn giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Việc tổ chức lễ hội rất chặt chẽ, bao gồm phần lễ và phần hội.

Lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống- đánh trống đồng của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Lễ rước kiệu vua: đám rước kiệu trong trang phục truyền thống với đủ màu sắc rực rỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu xuất phát từ chân núi nối đuôi nhau lần lượt rồng rắn qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ cúng dâng hương.

Trên những kiệu đó là mâm bánh chưng được bàn tay khéo léo của các ông tổ làm nghề lâu đời trên đất tổ gói gém vuông vức, tinh tươm. Từ xa, trông đám rước chẳng khác nào con rồng sặc sỡ, xanh mướt đang uốn lượn trên những bậc đá dưới tán lá xanh để tới đỉnh núi thiêng.

Lễ dâng hương: mỗi người hành hương đến đất tổ đều thắp lên vài nén hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, hơn nữa họ nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên.

Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quang các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống đan xen với hiện đại làm cho không khí lễ hội càng thêm phần sôi động.

Tại khu văn thế, các trò chơi văn hóa dân gian như đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm, thi đánh cờ... nô nức người tham gia.

Bao trùm lên cả không gian văn hóa đó là những điệu hát xoan- hát ghẹo, lời ca tinh tế, uốn lượn làm lòng người càng thêm say theo lễ hội, bất giác thấy mình như đang sống trong thời bình minh lập đất giữ làng.

 

Náo nhiệt nhất của phần hội có lẽ là hội thi nấu cơm, làm cỗ, thi làm bánh... Các cô gái nhanh tay chọn gạo, các chàng trai tất bật thổi lửa chuẩn bị nấu xôi, xôi vừa chín tới được xới ra rồi đưa vào cối.

Dưới bàn tay chắc khỏe, vạm vỡ của những thanh niên trai tráng xôi được giã rền thành một khối dẻo, mịn, trắng tinh khôi. Người cầm chày cái cắt nặn bánh, ước lượng ba chiếc bánh phải bằng tròn đều nhau, xếp lên mâm.

Tiếng chày thậm thịnh giã bánh rộn ràng hòa với tiếng cười trong trẻo của các cô gái, tiếng hò reo cổ vũ cùng tiếng trống giục giã liên hồi gợi nhớ hình ảnh chàng Lang Liêu đang giã bánh dầy, gói bánh chưng trong cuộc đua tài chọn người kế vị ngai vàng. Bên cạnh cuộc thi làm bánh còn thi nấu cơm.

Theo truyền thuyết Hùng Vương và Tản Viên thì tục lệ này gắn với sự kiện các vua Hùng dạy bảo các công chúa nấu cơm thi.

Cuộc thi với những điều kiện rất khó khăn như vừa đi vừa gánh nồi, gánh nồi mà nấu... vậy mà người thi vẫn thổi được nồi cơm ngon. Không khí rất sôi động và náo nhiệt.

Đến với lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, du khách còn được dịp thưởng thức rất nhiều món ăn, những sản phẩm nông nghiệp địa phương như bánh mật, bánh bỏng, bánh gai, bánh chè lam...

Khi tan lễ lòng người không khỏi nuối tiếc, ra về mà vẫn lâng lâng, đâu đó thoang thoảng trong gió tiếng hát xoan mượt mà, nhịp chày rơi thậm thịnh, du khách như tỉnh như mơ: “Nước mở Văn Lang xưa, Dòng vua đầu viết sử, Mười tám đời nối nhau, Ba sông đẹp như vẽ, Mộ cũ ở lưng đồi, Đền thờ trên sườn núi, Muôn dân đến phụng thờ, Khói hương còn mãi mãi”.

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,086
  • Tháng hiện tại2,842
  • Tổng lượt truy cập2,548,088
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây