Sơ cứu hạ canxi máu

Thứ hai - 28/01/2013 08:25

8804439.jpg

8804439.jpg
Sơ cứu hạ canxi máu

·         Sự nguy hiểm khi hạ canxi huyết

·         Dấu hiệu hạ canxi máu

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình điều hòa nhiều enzym khác nhau của cơ thể. Do vậy nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra.

Vì sao bị hạ canxi máu?

Hạ canxi máu thường gặp ở những người ăn thức ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid...

- Rối loạn nội tiết: Suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp...

- Giảm albumin máu, tăng phosphat máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid...

Dấu hiệu nhận biết hạ canxi

Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu "bàn tay đỡ đẻ": các ngón tay không xòe ra được. Co thắt các cơ ở chân tạo ra "dấu bàn đạp": bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp.

Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt...

 ha_canxi

Co quắp tay chân là biểu hiện của hạ canxi máu.

Sơ cứu người bị hạ canxi máu

Khi gặp trường hợp người bị hạ canxi máu, những người xung quanh phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi.

- Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng

- Xem xét trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc vỗ mạnh 2 bên má (không phải là tát) cho bệnh nhân tỉnh lại uống thuốc.

- Nếu bệnh nhân không mang theo viên canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Phòng ngừa chứng hạ canxi máu

- Thực hiện chế độ ăn đủ canxi. Canxi có nhiều trong thủy hải sản: tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực...

- Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D.

- Tránh các kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi nếu bản thân có hạ canxi tiềm tàng.

- Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.

 

BS. Hồng Hạnh

Tác giả: Dương Thị Mỹ Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay119
  • Tháng hiện tại29,807
  • Tổng lượt truy cập2,536,561
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây